Tên luận án: Phân tầng xã hội ở Nam Bộ từ đầu thập niên 2000 đến nay
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9310301
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hà Thúc Dũng
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Thế Cường
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn (Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Tóm tắt nội dung luận án (abstract) - viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
Luận án kết hợp phương pháp định lượng và định tính để phân tích phân tầng xã hội ở Nam Bộ. Trong đó sử dụng bốn bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) của Tổng cục Thống kê Việt Nam và bổ sung thêm cuộc khảo sát định tính với 45 cuộc phỏng vấn sâu ở ba tỉnh/thành phố đại diện cho ba tiểu vùng kinh tế ở Nam Bộ. Luận án đã đưa ra các lập luận và bằng chứng có sơ sở khoa học về kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án cũng chỉ ra những hạn chế khi sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp không phải do mình thiết kế, nhằm giúp cho những người nghiên cứu sau này cân nhắc kỹ khi sử dụng nguồn dữ liệu này nghiên cứu để có những công trình khoa học ngày càng hoàn thiện hơn.
Những kết quả của luận án
Về lý thuyết, luận án vận dụng hai trường phái lý thuyết, đó là trường phái lý thuyết tân Weber (Neo – Weberian), trường phái lý thuyết tân Maxist (Neo – Maxist) để phân tích phân tầng xã hội ở Nam Bộ trên hai chiều kích là nghề nghiệp và mức sống của cư dân Nam Bộ từ đầu thập niên 2000 đến nay. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào nghiên cứu cơ bản qua việc kiểm định các giả thuyết gắn với các khung lý thuyết khác nhau.
Ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu đóng góp vào nghiên cứu cơ bản qua việc kiểm định các giả thuyết gắn với các khung lý thuyết khác nhau. Đồng thời, giúp luận án tìm ra những điểm mới nhằm lý giải rõ hơn khi áp dụng lý thuyết vào phân tích thực tiễn ở vùng Nam Bộ. Từ đó, luận án kỳ vọng góp phần vào việc cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
Ý nghĩa thực tiễn, mặc dù sử dụng dữ liệu thứ cấp từ VHLSS năm 2006, 2010, 2014 và 2018 của Tổng cục Thống kê để xây dựng bộ chỉ liên quan đến phân tầng xã hội ở Nam Bộ, nghiên cứu này vẫn có thể đưa ra những kết quả phân tích một số chiều cạnh khác nhau của phân tầng xã hội ở Nam Bộ, từ đó đưa ra những khuyến nghị góp phần giúp cho các nhà quản lý hoạch định những chính sách phù hợp với việc phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng đặc trưng, cũng như làm giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội, thực thi quản lý xã hội tốt hơn.
Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Cách tiếp cận và ứng dụng lý thuyết trong nghiên cứu.
Hãy là người bình luận đầu tiên