Tin tức - Sự kiện

Tác động của vốn xã hội đến hoạt động hộ nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long - NCS. Dương Thế Duy

  • 10/08/2020
  • Tên đề tài LATS: Tác động của vốn xã hội đến hoạt động hộ nuôi tôm vùng Đồng bằng sông Cửu Long 
    Chuyên ngành: Kinh tế học
    Mã số: 62.31.01.01
    Họ tên NCS: Dương Thế Duy
    Mã số NCS: 015101003
    Người hướng dẫn khoa học: HD1/HDĐL: PGS.TS. Trịnh Quốc Trung, HD2: TS. Trần Thanh Long
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. Tóm tắt luận án
    Luận án có 5 chương bao gồm 178 trang, trong đó, chương 1 của luận án giới thiệu tính cấp thiết đề tài, tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm đưa ra khoảng trống nghiên cứu. Mục tiêu chính của nghiên cứu là: 1) đề xuất cách thức đo lường vốn xã hội của hộ gia đình nuôi tôm; 2) đánh giá tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận thị trường và thu nhập của hộ nuôi tôm; 3) đề xuất giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội hộ nuôi tôm. Chương 2 nêu rõ các lý thuyết liên quan đến luận án như: vốn xã hội, đặc điểm hộ gia đình, khả năng tiếp cận thị trường, mối liên hệ giữa vốn xã hội và khả năng tiếp cận thị trường; vốn xã hội và thu nhập. Đây là phần lý thuyết được áp dụng xuyên suốt luận án. Chương 3 được trình các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng; dữ liệu nghiên cứu được điều tra tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre và Trà Vinh; Ngoài ra chương này còn đề xuất mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu. Chương 4 trình bày tác động của: 1) vốn xã hội đến tiếp cận thị trường (thị trường tín dụng, thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vật tư và dịch vụ khuyến nông, thị trường đầu ra); 2) vốn xã hội đến thu nhập của hộ gia đình nuôi tôm. Chương 5 của luận án được trình bày dựa trên kết quả mô hình nghiên cứu cũng như các chính sách phát triển mạng lưới xã hội của Nhà nước nhằm đưa ra các giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội của hộ gia đình nuôi tôm tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
    2. Những kết quả mới của luận văn
    - Nhận diện và đo lường vốn xã hội của hộ gia đình nuôi tôm;
    - Phân tích tác động của vốn xã hội đến khả năng tiếp cận thị trường tín dụng, thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường vật tư và dịch vụ khuyến nông/ngư, thị trường đầu ra.
    - Đề xuất các giải pháp mở rộng nguồn vốn xã hội của hộ gia đình nuôi tôm.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hãy những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu 
    Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
    - Thực trạng vốn xã hội mà cụ thể là mối liên hệ thực tế giữa hộ gia đình nuôi tôm và mạng lưới cộng đồng hiện nay. Đây là bằng chứng thực nghiệm, giúp cho các cấp chính quyền địa phương định hướng phát triển bền vững nghề tôm nuôi.
    - Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, cán bộ giảng dạy và học viên sau đại học trong các cơ sở giáo dục đại học khi nghiên cứu về vốn xã hội của hộ nuôi tôm cũng như là tiền đề để kế thừa cho các nghiên cứu về sau.
    Những vấn đề cần bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    - Đo lường nguồn vốn xã hội đối với hiệu quả kinh tế hộ bằng thang đo Likert thông qua mô hình hồi quy bội hoặc mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính SEM.
    - Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu tại nước ngoài khi nghiên cứu về vốn xã hội cũng đã đưa ra các hướng để xử lý các biến nội sinh và ngoại sinh. Đây là một kỹ thuật cũng rất cần cho luận án nhưng tác giả vẫn chưa xử lý được.
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên