Tin tổng hợp

Nữ hoàng toán học từng ước mơ trở thành nhà văn

  • 13/09/2017
  • Ngày 15/7, Maryam Mirzakhani*, nhà toán học Iran nhận huy chương Fields năm 2014, qua đời sau thời gian dài chiến đấu với căn bệnh ung thư vú. Bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải thưởng Fields kể từ khi giải thưởng này thành lập vào năm 1936.

    Mirzakhaini chuyên về toán học lý thuyết, một ngôn ngữ xa lạ đối với những người không am hiểu toán học: không gian mô đun, lý thuyết Teichmuller, hình học  hyperbole, lý thuyết Ergodic và hình học ngẫu đối.

    Nhà toán học đầy tham vọng

        Mirzakhani sinh ra ở Tehran. Bà từng chia sẻ rằng mình đã may mắn sống sót sau cuộc chiến tranh giữa Iran và Iraq và mãi đến khi môi trường chính trị, kinh tế, xã hội ổn định bà mới có thể tập trung vào việc nghiên cứu của mình. Bà mơ ước trở thành một nhà văn nhưng cuối cùng toán học đã cuốn bà đi.

        Bà theo học một trường trung học dành cho nữ sinh ở Tehran, ở đó hiệu trưởng không quan tâm đến thực tế rằng chưa có nữ sinh nào tham gia đội tuyển Olympic toán của Iran. Mirzakhani lần đầu tiên được quốc tế công nhận trong các cuộc thi năm 1994 và 1995: Năm 1994, bà giành được huy chương vàng; năm 1995, bà đạt điểm số hoàn hảo và đem về một huy chương vàng khác.

        Sau khi tốt nghiệp ĐH Sharif ở Tehran, bà tiếp tục đứng đầu tại ĐH Harvard, nơi bà được dẫn dắt bởi Curtis McMullen - người đồng nghiệp từng giành giải thưởng Fields. Ở Harvard, bà bị phân biệt đối xử bởi sự quyết tâm và những câu hỏi mà bà không ngừng đặt ra, bất chấp rào cản về ngôn ngữ. 
    McMullen miêu tả Mirzakhani rằng bà luôn chứa đầy “tham vọng không sợ hãi”. Luận án của bà năm 2004 là một kiệt tác. Trong đó bà đã giải quyết được hai vấn đề tồn tại lâu đời. 

        Theo Benson Farb - một nhà toán học tại ĐH Chicago, mỗi giải pháp sẽ được công nhận theo từng khía cạnh khác nhau của riêng nó. Nhưng sau đó Mirzakhani đã kết nối hai giải pháp này thành một luận điểm có thể mô tả là “thật sự ngoạn mục”. Điều này đã trở thành tin tức đem lại lợi nhuận cao trong tốp ba tạp chí toán học hàng đầu. Farb cho biết: “Phần lớn các nhà toán học không thể tạo ra một cái gì tốt hơn những cái đã có. Và đó là điều bà ấy đã làm được trong luận văn của mình”.

        Sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Harvard, Mirzakhani trở thành trợ lý giáo sư ở ĐH Princeton, làm nghiên cứu viên tại Viện toán học Clay trước khi gia nhập ban giảng huấn ĐH Stanford vào năm 2009, bà làm giáo sư toán học tại đây cho đến khi qua đời.

    Làm việc như đang vẽ tranh

        Chủ tịch ĐH Stanford, Marc Tessier - Lavigne chia sẻ: “Maryam mất quá sớm, nhưng những ảnh hưởng của cô sẽ sống mãi trong lòng hàng ngàn phụ nữ để họ lấy đó làm niềm cảm hứng theo đuổi đam mê toán học và khoa học. Maryam không chỉ là một nhà lý luận toán học xuất sắc mà còn là người chân thành, khiêm tốn, cô chỉ chấp nhận vinh dự về cho mình với hy vọng rằng nó có thể khuyến khích người khác đi theo con đường của cô ấy. Đóng góp của cô với tư cách là một học giả và hình mẫu lý tưởng vĩ đại và trường tồn, Stanford và cả thế giới sẽ luôn da diết nhớ đến cô”. 

        Mặc dù công trình nghiên cứu của bà được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhưng Mirzakhani lại nói bà ấy chỉ thích toán học thuần túy vì sự chính xác và bền vững của những vấn đề mà bà nghiên cứu.

        Một nhà toán học tự xem mình là “thận trọng”, đồng nghiệp miêu tả bà là một người đầy tham vọng, kiên quyết và không bao giờ sợ hãi trước những vấn đề mà người khác không thể giải quyết. 

        Bà không lựa chọn con đường dễ dàng, mà thay vào đó là giải quyết các vấn đề một cách khắt khe hơn. Phương pháp yêu thích của bà trong việc giải quyết vấn đề là vẽ hình tượng trưng lên khổ giấy lớn màu trắng, viết nguệch ngoạc lên phía ngoài bản vẽ. Cô con gái nhỏ của bà miêu tả bà lúc làm việc như “đang vẽ tranh”.

        Mirzakhani từng nói với một phóng viên: “Bạn phải bỏ ra năng lượng và nỗ lực mới có thể nhìn thấy vẻ đẹp của toán học”.

        Trong một cuộc phỏng vấn khác, bà đã nói về hành trình của mình: “Tôi không có bất kỳ công thức đặc biệt nào. Giống như bị lạc trong rừng và chỉ có thể cố gắng sử dụng tất cả kiến thức mà bạn có để sáng tạo một số thủ thuật mới, và thêm một chút may mắn, bạn có thể tìm ra lối thoát”.

        Tại lễ trao giải Fields, nhà toán học Steven Kerckhoff phát biểu: “Điều đặc biệt về Maryam, điều thật sự tách rời bà và làm nên sự khác biệt của bà chính là sự sáng tạo trong việc đặt những mảnh ghép rời rạc cạnh nhau. Đó là trường hợp khi bà bắt đầu luận án của mình, nó đã tạo ra những ấn phẩm hàng đầu trên nhiều tờ báo. Tính đột phá trong sự tiếp cận của bà ấy đã biến nó trở thành thành tựu đáng kể”.

        Mirzakhani từng khuyên: “Có lúc trên đường đời bạn tự làm mình tổn thương, nhưng cuộc sống vốn dĩ là không dễ dàng mà”.
    .........
    * Trên Bản tin ĐHQG-HCM số 163 /2014  đã có bài giới thiệu về công trình được trao giải thưởng Fields của Mirzakhani.

    NGUYỄN HƯỜNG lược dịch

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên