Tin tức - Sự kiện

Quản lý Đào tạo tiếng Anh không chuyên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - NCS. Nguyễn Thái Bình Long

  • 03/11/2021
  • Tên đề tài: Quản lý Đào tạo tiếng Anh không chuyên tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
    Mã số: 9140114
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thái Bình Long
    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Văn Hảo, TS. Nguyễn Thành Nhân
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM
    + Tóm tắt nội dung luận án (abstract) 
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đồng thời là chìa khóa cho quá trình hội nhập và phát triển. Việc nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh đã trở thành một nhu cầu cấp thiết trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt đối với giáo dục đại học (GDĐH). Vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đào tạo (QLĐT) tiếng Anh không chuyên (TAKC) tại ĐHQG-HCM là một bước đi quan trọng trong việc tìm kiếm và đề xuất những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cũng như QLĐT TAKC đối với các trường đại học (còn gọi là cơ sở đào tạo) thành viên ĐHQG-HCM nói riêng và với GDĐH nói chung, từ đó góp phần đáp ứng mục tiêu chất lượng đầu ra ngày càng cao cũng như đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên môn chất lượng cao, phục vụ công cuộc phát triển xã hội và hội nhập kinh tế thế giới.
    + Những kết quả của luận án
    Luận án đã thực hiện nghiên cứu, hệ thống hóa, góp phần làm rõ, bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đào tạo và QLĐT TAKC trong cơ sở GDĐH với một số kết quả sau:
    1. Các vấn đề lý luận cơ bản về khoa học quản lý, đào tạo, quản lý đào tạo, tiếng Anh không chuyên và QLĐT TAKC trong cơ sở GDĐH được luận án nghiên cứu đầy đủ và hệ thống hóa một cách bài bản.
    2. Luận án đánh giá tổng thể thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo tiếng Anh không chuyên tại Đại học Quốc gia TP.HCM trên quy mô 5 cơ sở đào tạo thành viên. Từ đó luận án xác định được chất lượng đào tạo ngày càng tăng mặc dù chưa đạt được như kỳ vọng; nêu lên những hạn chế, bất cập trong hệ thống QLĐT TAKC tại ĐHQG-HCM cần phải khắc phục. Luận án cũng xác định rằng năng lực tiếng Anh đầu vào của SV còn thấp và đa dạng, cùng với nhận thức chưa thấu đáo về tầm quan trọng của TAKC của một số chủ thể và khách thể.
    3. Khẳng định mô hình đào tạo TAKC của ĐHQG-HCM đang được thực hiện là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
    4. Đề xuất một mô hình QLĐT TAKC trên cơ sở mô hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình đào tạo của AUN-QA (phiên bản 3.0) qua kiểm nghiệm thực tế để khắc phục những hạn chế trong thực trạng nhằm đạt hiệu quả cao hơn.
    5. Xây dựng 5 giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tiếng Anh không chuyên tại Đại học Quốc gia TP.HCM nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLĐT TAKC tại ĐHQG-HCM. 
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn và những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    Kết quả đề tài nghiên cứu góp phần đánh giá tổng thể thực trạng đào tạo và QLĐT TAKC tại ĐHQG-HCM, những ưu điểm và hạn chế trong triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 về đào tạo TAKC tại ĐHQG-HCM. Luận án cung cấp những giải pháp đổi mới có tính khả thi để nâng cao hiệu quả QLĐT TAKC tại ĐHQG-HCM nói riêng và các cơ sở GDĐH tại Việt Nam nói chung nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TAKC, đóng góp cho ĐHQG-HCM và các cơ sở GDĐH tại Việt Nam một mô hình QLĐT TAKC phù hợp với đặc điểm của GDĐH Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho lãnh đạo các CSĐT, đặc biệt là các CSĐT thành viên ĐHQG-HCM; giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách giáo dục có cơ sở xây dựng giải pháp chiến lược về đào tạo và QLĐT TAKC tại ĐHQG-HCM nói riêng và các cơ sở GDĐH nói chung trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
    Để nâng cao tính khả thi của các giải pháp đề xuất nhằm thích ứng với tất cả các CSĐT GDĐH trên diện rộng (với điều kiện thực tiễn đa dạng trong từng vùng miền) thì cần thực hiện mở rộng nghiên cứu với nhiều CSĐT GDĐH khác nhau trên cả nước và mở rộng quy mô phỏng vấn, khảo sát đối với GV dạy TAKC và các chuyên gia QLĐT TAKC để thu được kết quả tốt hơn với độ tương thích rộng hơn.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên