Tin tức - Sự kiện

Sinh kế giảm nghèo bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - NCS. Phạm Mỹ Duyên

  • 02/07/2020
  • Tên đề tài LATS: Sinh kế giảm nghèo bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long 
    Chuyên ngành: Kinh tế học,  Mã số: 62310101
    Họ tên NCS: Phạm Mỹ Duyên,  Mã số NCS: Khoá 2013 
    Người hướng dẫn khoa học: HDĐL: PGS.TS Nguyễn Chí Hải 
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. TÓM TẮT LUẬN ÁN
    Luận án phân tích sinh kế hộ nghèo của vùng ĐBSCL trên các khía cạnh của khung sinh kế bền vững: vốn sinh kế, hoạt động sinh kế, các yếu tố thuộc môi trường chính phủ, cộng đồng, doanh nghiệp. Mô hình hồi quy logit với dữ liệu bảng trong giai đoạn 2010- 2016 được sử dụng để đánh giá vai trò của vốn sinh kế và các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế. Phương pháp xu hướng điểm cùng với thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của chiến lược sinh kế đến giảm nghèo bền vững. Ngoài ra luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính khác để làm rõ mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ nghèo vùng ĐBSCL còn nhiều yếu kém về vốn sinh kế, hộ nghèo chủ yếu đa dạng hoá các hoạt động sinh kế để ứng phó rủi ro. Khả năng giảm nghèo bền vững của vùng liên quan đến các hoạt động sinh kế được chuyên môn hoá. Các hộ thoát nghèo có xu hướng chuyển đổi từ sinh kế thần nông và đa dạng hoá sang sinh kế thuần phi nông nghiệp, hộ không bao giờ nghèo có xu hướng lựa chọn sinh kế thuần nông và sinh kế thuần phi nông. Các hộ tái nghèo, rơi vào nghèo có tỷ lệ tham gia đa dạng hoá sinh kế cao. Hiệu quả đa dạng hoá sinh kế đối với giảm nghèo bền vững còn thấp do hộ nghèo đa dạng hoá trong các hoạt động năng suất thấp. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững trên cơ sở xây dựng năng lực vốn sinh kế của hộ và chuyển đổi các hoạt động sinh kế. 
    2. NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Thứ nhất, trên cơ sơ tiếp thu các lý thuyết kinh tế học về sinh kế bền vững, luận án xây dựng khung phân tích giảm nghèo lấy con người làm vị trí trung tâm của phát triển, gắn kết vốn sinh kế với hoạt động sinh kế và mục tiêu giảm nghèo bền vững. 
    Thứ hai, nghiên cứu cung cấp bức tranh tổng thể về sinh kế hộ nghèo vùng ĐBSCL trong tương quan so sánh với hộ không nghèo trên các khía cạnh vốn sinh kế, hoạt động sinh kế. 
    Thứ ba, về phương pháp tác giả là đưa kỹ thuật phân tích xu hướng điểm (PSM) – một kỹ thuật trong đánh giá tác động chính sách- để lượng hoá ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế (nông nghiệp, phi nông nghiệp, đa dạng sinh kế) đối với giảm nghèo.
    3. CÁC ỨNG DỤNG/ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HAY NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    Các khuyến nghị, đề xuất được xây dựng theo khung sinh kế bền vững do vậy mang tính khả thi, giúp hộ nghèo tự xây dựng năng lực sinh kế để thoát nghèo bền vững.  Các đề xuất giải pháp là cơ sở tham khảo đối với nhà hoạch định chính sách trong xem xét giải quyết các vấn vấn đề chuyển đổi sinh kế đối với hộ nghèo nhằm mục tiêu giảm nghèo bền vững.
    Nghiên cứu chỉ xem xét vấn đề nghèo trên góc độ nghèo tiền tệ, bỏ qua các chiều khác của vấn đề nghèo. Dữ liệu nghiên cứu chỉ đến năm 2016 do độ trễ về dữ liệu ở Việt Nam. Đây cũng là gợi ý cho các nghiên cứu khác tiếp theo. 

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên