Tin tức - Sự kiện

Tục ngữ về đạo lý trong tiếng Trung (có so sánh với tiếng Việt) - NCS. Vương Bân (Wang Bin)

  • 24/12/2021
  • Tên đề tài luận án: Tục ngữ về đạo lý trong tiếng Trung (có so sánh với tiếng Việt)
    Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
    Mã số: 9229020
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Vương Bân (Wang Bin)
    Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Nguyễn Công Đức, 2. PGS, TS Trịnh Sâm
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia TP HCM
    1. Tóm tắt luận án  
    Tục ngữ là những thành phần đặc biệt trong kho tàng ngôn ngữ, là kết tinh trí tuệ của con người, đạo lý là những nguyên tắc đạo đức căn bản, cốt lõi quy định bổn phận của con người trong mối quan hệ với bản thân, với gia đình và xã hội.
    Luận án với đề tài “tục ngữ về đạo lý”, tập trung đi sâu vào nội dung có mối quan hệ con người với bản thân, gia đình và xã hội. Tác giả đã trích dẫn và giải thích 132 câu tục ngữ về đạo lý trong tiếng Trung và 133 câu tục ngữ về đạo lý trong tiếng Việt, sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: thống kê - phân loại, miêu tả - phân tích, so sánh - đối chiếu..., từ những góc độ cấu trúc, ngữ nghĩa và biện pháp tu từ để so sánh đối chiếu hai ngôn ngữ nói chung và hai tục ngữ nói riêng, tìm những nét văn hóa tương đồng và dị biệt của hai ngôn ngữ qua tục ngữ về đạo lý. 
    2. Những kết quả mới của luận án 
    Trên cơ sở kế thừa giá trị của những công trình đã được nghiên cứu, luận án được tiếp tục bổ sung thêm và làm sâu hơn tục ngữ về đạo lý tiếng Trung và tiếng Việt theo những nội dung nói trên, luận án đã đặt được những kết quả như sau:
    + Xác định rõ về khái niệm và đặc trưng của tục ngữ và tục ngữ về đạo lý, khu biệt với những khái niệm liên quan với tục ngữ như: thành ngữ, ca dao.
    + Phân tích quy luật của cấu trúc tục ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, hiểu rõ các đặc điểm của tính chất, đối xứng, quan hệ từ, vần điệu... trong tục ngữ.
    + Khảo sát ngữ nghĩa của tục ngữ tiếng Trung và tiếng Việt trên cơ sở hình biểu trưng và nghĩa biểu trưng, nghĩa đen và nghĩa bóng của tục ngữ.
    + Phân tích các biện pháp tu từ như: so sánh, khoa trương, nhân hóa của tục ngữ tiếng Trung và tiếng Việt, để tìm hiểu nghệ thuật ngôn ngữ và đặc trưng ngôn ngữ của tục ngữ.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Luận án sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về việc nghiên cứu tục ngữ và những vấn đề hữu quan, lựa chọn khảo sát những câu tục ngữ về đạo lý tiếng Trung và tiếng Việt, có thể:
    + Làm rõ một số vấn đề lý luận về tục ngữ trong giới học thuật Trung Quốc và Việt Nam, giúp người học tiếp cận với tục ngữ một cách trọn vẹn về nội dung lẫn hình thức.
    + Làm phong phú thêm con đường tìm hiểu và khám phá tục ngữ, cung cấp tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu tục ngữ về đạo lý trong tiếng Trung có so sánh với tiếng Việt, đóng góp thiết thực cho việc học tập và giảng dạy tục ngữ. 
    + Nâng cao ý thức giữ gìn và quý trọng vốn tục ngữ về đạo lý, với việc hoàn thiện nhân cách con người, với việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với xã hội hiện nay.
    + Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    Luận án đã tạo dựng một cách nhìn tổng quát về tục ngữ đạo lý trong tiếng Trung và tiếng Việt. Những kết quả đạt được mới là những nhận xét bước đầu. Do khuôn khổ của một luận án, và cũng do hạn chế của một người nước ngoài khi nghiên cứu tục ngữ tiếng Việt, chưa được giải thích một cách rõ ràng về nét độc đáo của tục ngữ Việt, phần này vẫn có tiềm năng rất lớn trong việc nghiên cứu tương lai.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên