Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Đông Nam Á không là bản sao của Ấn Độ
Thông cáo báo chí

Đông Nam Á không là bản sao của Ấn Độ

  • 26/08/2017
  • GS Filippi Jean-Michel - Trường ĐH Hoàng gia Phnom Penh nhận định như vậy tại buổi tọa đàm “Ganga và thế giới ngoài sông Hằng - Sự ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ ở Đông Nam Á, trường hợp Campuchia” do Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức sáng 26/8.

    Theo GS Filippi, tiến trình Ấn Độ hóa Đông Nam Á bắt đầu từ thế kỷ I và nhiều nhất vào thế kỷ IX. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV, Ấn Độ chỉ còn ảnh hưởng gián tiếp đến khu vực này. Thương mại và vàng là một trong những nguyên nhân khiến nền văn minh Ấn Độ tiếp xúc khá sớm với Đông Nam Á.
     
        “Bối cảnh thương mại và chính trị thế giới trong giai đoạn đầu công nguyên đã tác động trực tiếp đến quan hệ bộ ba đế chế Ấn Độ, La Mã và Trung Hoa. Sự xung đột cùng những nỗ lực tạo ảnh hưởng đối với các khu vực lân cận buộc Ấn Độ phải mở con đường giao thương sang Đông Nam Á. Trong đó, nguồn nguyên liệu vàng ở Đông Nam Á được các thương nhân nhập khẩu về Ấn Độ để thay thế cho nguồn vàng của đế quốc La Mã đã bị cấm xuất khẩu” - GS Filippi Jean-Michel cho biết.

        Khảo sát trường hợp Campuchia, GS Filippi cho rằng học thuyết chính trị của Bà La Môn giáo đã được tầng lớp vua chúa Campuchia vận dụng thiết thực trong quá trình xây dựng triều đại phong kiến của mình. Những cư dân Khmer này đã tiếp nhận khái niệm mới về chính trị, tôn giáo và nhà nước thiêng. Các biểu tượng tôn giáo cùng vũ trụ luận của Ấn Độ được Camphuchia biểu tượng hóa bằng cảnh quan của môi trường bản địa. Trong đó, ngọn núi thiêng, dòng sông thiêng và kinh đô thiêng là bộ ba biểu tượng thể hiện cho quyền lực của một vị vua cai quản vương quốc.
     
        “Sự phối hợp giữa Bà La Môn và nền chính trị kiểu Ấn Độ đã nâng cao địa vị của nhà vua thành một vị thần trên trần thế. Nó được các học giả Đông Nam Á gọi là thể chế thần vương (Devaraja) mà trường hợp cụ thể nhất đã diễn ra trong đế chế Angkor của Campuchia trước đây” - GS Filippi nhấn mạnh.

        Sau 5 năm nghiên cứu về những kiến trúc đền núi ở Campuchia, GS Filippi nhận thấy “những ngôi đền ở vương quốc của người Khmer này mang yếu tố Hindu hơn cả những ngôi đền của Ấn Độ”. Tại miền Nam Campuchia, thật dễ thấy những ngôi đền núi ở hầu hết mọi nơi, đó là những hang động có kiến trúc xuất sắc. Phnom Chhngok là ngôi đền vĩ đại thời tiền Angkor với sự hòa quyện giữa kiến trúc và tự nhiên. “Tất cả bằng chứng trên trên đều cho thấy các ngôi đền ở Campuchia là kiến trúc thiêng mang tính lịch sử của dân tộc này. Ấn Độ hóa chỉ là mẫu hình lý thuyết, văn hóa Campuchia cũng như Đông Nam Á chưa bao giờ là sự copy nguyên mẫu”- giáo sư khẳng định.


    GS Filippi Jean- Michel trình bày tại tọa đàm.

    Tin, ảnh: PHƯƠNG NAM
     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên