Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Biến đổi đời sống văn hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh - NCS. Huỳnh Văn Sinh
Tin tức - Sự kiện

Biến đổi đời sống văn hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh - NCS. Huỳnh Văn Sinh

  • 08/01/2021
  • Tên đề tài luận án: Biến đổi đời sống văn hoá trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thành phố Hồ Chí Minh 
    Chuyên ngành: Văn hóa học        
    Mã số: 9229040
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Văn Sinh
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Phương Duy
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp. HCM
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, TP.HCM đầu tư có trọng điểm, trọng tâm làm biến đổi “đời sống văn hóa” cả chiều rộng và sâu tại các xã NTM về đời sống văn hóa vật chất của người dân: ăn, mặc, ở, đi lại; đời sống văn hóa tinh thần: lễ tục, tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt giải trí, quan hệ gia đình và xóm giềng; đồng thời sự biến đổi này do tác động từ các yếu tố về chính sách, môi trường sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hạ tầng xã hội. Đây được xem là thành quả to lớn của Thành phố trong tiến trình thực hiện NTM, tiền đề cho việc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân.
    Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận và Phụ lục luận án gồm có bốn chương
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. (1) Các khái niệm, quan điểm, câu hỏi nghiên cứu, giải thuyết nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu. (2) Thực trạng xây dựng NTM ở các huyện ngoại thành của TP.HCM trong suốt 10 năm qua.
    Chương 2: Biến đổi đời sống văn hóa vật chất trong xây dựng NTM ở TP.HCM. (1) Sự biến đổi về cơ sở hạ tầng văn hóa, đời sống văn hóa vật chất về vấn đề ăn, uống, mặc, nhà ở và không gian sống trong nhà, phương tiện đi lại ở các xã NTM. (2) Xu hướng biến đổi từ đời sống văn hóa vật chất của nông thôn truyền thống sang đời sống văn hóa vật chất của đô thị, xã hội nông thôn hiện đại.
    Chương 3: Biến đời sống văn hóa tinh thần trong xây dựng NTM ở TP.HCM hiện nay. Nội dung tương đối giống với chương 2, nhưng chú trọng đời sống văn hóa tinh thần như lễ tục, tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt giải trí, quan hệ gia đình - xóm giềng.
    Chương 4: Biến đổi đời sống văn hóa qua các yếu tố tác động từ chương trình xây dựng NTM ở TP.HCM. (1) Các yếu tố về chính sách phát triển, môi trường sống, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và đời sống kinh tế của người dân, thay đổi về hạ tầng xã hội khi Thành phố thực hiện chương trình xây dựng NTM. (2) Tác động làm biến đổi đời sống văn hóa của người dân tại các xã NTM TP.HCM.
    2. Những kết quả của luận án
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    (1) Việc vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước kịp thời, hợp qui luật về xây dựng NTM; bổ sung lý luận khoa học xây dựng đời sống văn hoá tại các xã NTM TP.HCM trong 10 năm qua.
    (2) Từ thực trạng xây dựng NTM, những biến đổi đời sống văn hóa tại các xã NTM của Thành phố, các yếu tố tác động đến sự biến đổi tạo cơ sở lý luận khoa học khi nghiên cứu đời sống văn hóa của người dân các xã NTM.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    (1) Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách phát triển của TP.HCM về xây dựng NTM. 
    (2) Tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy; phục vụ tuyên truyền, giáo dục về đời sống văn hóa, về NTM ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. 
    3. Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
    Tiếp tục nghiên cứu xu hướng vận động đời sống văn hoá nông thôn Thành phố khi nâng chất xây dựng NTM trong những năm tiếp theo.
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên