Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Cần xây dựng văn hóa hiến tặng cho giáo dục Việt Nam
Hội thảo

Cần xây dựng văn hóa hiến tặng cho giáo dục Việt Nam

  • 25/04/2015
  • Tại  buổi tọa đàm “Xây dựng kế hoạch phát triển VNU-F giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030”  diễn ra ngày 22/4, đã có nhiều ý kiến đóng góp, “hiến kế” mong muốn VNU-F ngày càng lớn mạnh, được vận hành chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tạo nguồn lực ổn định cho sự phát triển bền vững của ĐHQG-HCM. Trong đó, việc hình thành văn hóa hiến tặng cho giáo dục Việt Nam là điều được nhiều đại biểu quan tâm.

     Tại  buổi tọa đàm “Xây dựng kế hoạch phát triển VNU-F giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến 2030”  diễn ra ngày 22/4, đã có nhiều ý kiến đóng góp, “hiến kế” mong muốn VNU-F ngày càng lớn mạnh, được vận hành chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tạo nguồn lực ổn định cho sự phát triển bền vững của ĐHQG-HCM. Trong đó, việc hình thành văn hóa hiến tặng cho giáo dục Việt Nam là điều được nhiều đại biểu quan tâm.
     

    Toàn cảnh buổi tọa đàm.

    Chặng đường 5 năm VNU-F                   

    VNU-F được Ủy ban Nhân dân TP.HCM thành lập vào tháng 7/2009 nhằm thực hiện sứ mạng hỗ trợ sinh viên, giảng viên ĐHQG-HCM trong công tác, giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển cơ sở vật chất của đơn vị.

    Sau 5 năm hình thành và phát triển, VNU-F đã hình thành bộ máy tổ chức tuy đơn giản nhưng có hoạt động đa dạng: tích cực truyền thông, quảng bá hình ảnh; mở rộng mối quan hệ hợp tác, kết nối; đồng thời chủ động tạo nguồn kinh phí và triển khai các hoạt động tài trợ, hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất cho các đơn vị, học bổng cho giảng viên, sinh viên…

    Tính đến ngày 31/12/2014, VNU-F đã vận động tài trợ gần 120 tỷ đồng, trong đó có khoảng 40 tỷ đồng tài trợ trực tiếp và hơn 72 tỷ đồng được tài trợ cho cơ sở vật chất để phục vụ công tác phát triển giáo dục của ĐHQG-HCM.

    Điển hình, VNU-F đã huy động nguồn lực, tài trợ gần 12 tỷ đồng cho công trình Phòng Thực hành thăm dò chức năng tại Khoa Y ĐHQG-HCM, Phòng đọc Hoa Sen, Phòng Truyền thống ĐHQG-HCM và hơn 60 tỷ đồng tài trợ trang bị nội thất Ký túc xá. Ngoài ra, Quỹ cũng thực hiện tài trợ cho các hoạt động truyền thống như Quỹ học bổng Ordon Vallet; Quỹ học bổng Tosiba, Quỹ học bổng Pony Chung, chương trình học bổng hàng năm của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các chương trình học bổng hàng năm của một số cựu sinh viên dành cho sinh viên các trường thành viên của ĐHQG-HCM…

    Cần xin tài trợ theo chương trình cụ thể

    Phát biểu tại buổi tọa đàm, Luật sư Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã chia sẻ nhiều ý tưởng để phát triển tài chính cho Quỹ. Ông cho rằng để có nền tảng tốt nên sử dụng nguồn lực của ĐHQG-HCM xây dựng VNU-F, từ đó, bộ máy này sẽ làm việc để tạo nguồn lực một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, nên kéo tài trợ thông qua các chương trình truyền hình. Ông cũng cho rằng, kêu gọi tài trợ theo các chương trình rõ ràng, có mục tiêu cụ thể sẽ dễ dàng hơn nhiều những cách kêu gọi chung chung. Ví dụ kêu gọi trang bị hay xây dựng phòng thí nghiệm nào đó sẽ có hiệu quả hơn cách kêu gọi học bổng thông thường. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng nên có bảng vinh danh các thủ khoa, thành lập các câu lạc bộ cựu sinh viên sinh hoạt thoải mái theo chuyên đề nhằm tạo mối kết nối lâu dài.

    PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cũng cho rằng cách kêu gọi tài trợ thông qua chương trình cụ thể, với những con số và đối tượng cụ thể sẽ dễ dàng mang lại hiệu quả hơn.
     

                        Các đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến.

    Văn hóa hiến tặng cho giáo dục

    Trình bày tham luận tại buổi tọa đàm, TS. Phạm Thị Ly cho rằng ở Việt Nam, việc hiến tặng cho chùa chiền theo hoạt động tâm linh phổ biến hơn việc hiến tặng cho giáo dục theo thái độ xã hội. Tuy nhiên, “việc thay đổi văn hóa như vậy là một việc cần nhiều thời gian, nhưng có thể làm được. Đại học Hồng Kông đã chứng minh được điều đó. Ở Việt Nam, những năm gần đây một số trường đã bắt đầu chú ý đến công tác cựu sinh viên và nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng mạng lưới này. Tuy vậy, thành công còn khá hạn chế. Để có thể đạt được những thành tựu lớn hơn, kinh nghiệm của Đại học Hồng Kông là rất đáng tham khảo. Nếu có một từ khóa cho bí quyết thành công trong hoạt động gây quỹ, thì từ đó sẽ là ‘Niềm tin’. Người làm công tác gây quỹ phải tin vào sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường, tin vào những giá trị mà nhà trường ấp ủ, tin vào tính chính đáng trong hoạt động của mình, tin vào ý nghĩa của việc mình làm, thì họ mới có thể thuyết phục và làm cho người khác tin vào tầm quan trọng của những thứ mà nhà trường mang lại cho xã hội. Lãnh đạo nhà trường cần phải tin người làm công tác gây quỹ của mình, cho họ một không gian đủ rộng để thể nghiệm mọi sự sáng tạo. Và cuối cùng, ý nghĩa của việc xây dựng truyền thống hiến tặng là tạo ra ý thức thuộc về cộng đồng, thay vì phụ thuộc vào nhà nước hoặc thị trường. Với ý nghĩa đó, truyền thống hiến tặng có lợi cho tất cả các bên: nhà trường có thêm nguồn lực để cải thiện hoạt động, và để có nguồn lực đó họ phải trung thành với những giá trị của mình; nhà tài trợ có lợi vì cảm giác hài lòng khi đóng góp cho một sự nghiệp có ý nghĩa cao quý và được ghi nhận, được vinh danh theo những cách phù hợp; cá nhân hay đơn vị được nhận tài trợ có lợi vì có thêm nguồn lực, nguồn động viên cho hoạt động. Xã hội được lợi vì những hoạt động này nâng cao phẩm chất công việc của trường ĐH và làm cho nhà trường có ý nghĩa thiết yếu hơn đối với xã hội”, Tiến sĩ Ly nhấn mạnh.

     Đồng ý với việc ở nước ta, việc hiến tặng cho chùa chiền nhiều hơn cho các hoạt động xã hội, ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ hỗ trợ tài năng Lương Văn Can cho rằng, vì vậy cần có các cơ quan truyền thông vào cuộc để dần hình thành văn hóa hiến tặng cho giáo dục và điều này cũng cần nhà nước đầu tư hơn nữa. Ông cũng cho rằng cần đẩy mạnh truyền thông nội bộ, tăng cường giữ kết nối với các cựu sinh viên thông qua các hình thức như cho các cựu sinh viên đăng ký sử dụng thư viện miễn phí… cũng là một biện pháp nâng cao hiệu quả tạo nguồn cho Quỹ.
                                    

      Giám đốc ĐHQG-HCM Phan Thanh Bình phát biểu tại buổi tọa đàm.

    Phát biểu tại tọa đàm, PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG-HCM cho rằng Việt Nam tuy chưa có văn hóa hiến tặng nhưng người Việt Nam luôn có tấm lòng rộng mở. Vì vậy cần phải làm đúng, làm minh bạch có giải trình để tạo được niềm tin cho xã hội. Hội đồng quản lý Quỹ cần phải giám sát và định hướng cho Quỹ. Ban Giám đốc Quỹ cần chuyên nghiệp và tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ. Ông cũng cho rằng truyền thông cần được đẩy mạnh và con người là yếu tố quan trọng để Quỹ phát triển chuyên nghiệp.
     

    PGS.TS Huỳnh Thành Đạt phát biểu kết luận buổi tọa đàm.

    Kết luận buổi tọa đàm, PGS.TS Huỳnh Thành Đạt, Phó Giám đốc Thường trực ĐHQG-HCM, Giám đốc VNU-F cảm ơn các đại biểu và cho nhấn mạnh tọa đàm đã thu được nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực giúp VNU-F xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể, hiệu quả hơn trong giai đoạn 2016-2020.

                                                                                                                                                                Bài, ảnh: Đoàn Châu

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên