Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Du lịch biển đảo ở Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa - NCS. Nguyễn Hữu Nghị
Tin tức - Sự kiện

Du lịch biển đảo ở Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa - NCS. Nguyễn Hữu Nghị

  • 29/04/2020
  • Tên đề tài luận án: Du lịch biển đảo ở Nam Bộ từ góc nhìn văn hóa
    Chuyên ngành: Văn hóa học    Mã số: 62310604             NCS: Nguyễn Hữu Nghị
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng
    Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP. HCM

    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Vùng biển Nam Bộ không những sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng mà còn chứa đựng các giá trị văn hóa biển đặc sắc, đa sắc màu từ khía cạnh văn hóa vật chất cho đến văn hóa tinh thần của các tộc người trong cộng đồng ngư dân và cư dân ven biển nơi đây. Trong các tỉnh và thành phố ven biển ở Nam Bộ thì Bà Rịa-Vũng Tàu và Kiên Giang là hai địa phương có nguồn tài nguyên du lịch biển đảo nổi bật nhất và cũng là nơi sở hữu hai đảo du lịch khá nổi tiếng, đó là Côn Đảo và Phú Quốc. Trong những năm qua, những địa phương có thế mạnh về biển ở Nam Bộ cũng đã tận dụng lợi thế của mình để phát triển du lịch biển đảo nhưng về cơ bản vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên vốn có của nó, đặc biệt là các tài nguyên nhân văn vùng biển. Để góp phần làm giảm bớt sự lãng phí tài nguyên, đề tài chọn góc nhìn văn hóa để nghiên cứu nhằm tìm ra các giá trị tài nguyên du lịch, đặc biệt là các giá trị tài nguyên nhân văn vùng biển Nam Bộ trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thực tế của du khách, nguyên tắc phát triển bền vững cũng như kinh nghiệm nước ngoài để làm cơ sở đưa ra những gợi ý giúp việc khai thác tài nguyên vùng biển đảo nơi đây phục vụ du lịch một cách hiệu quả hơn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án có 3 chương: 
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn, trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài, lý thuyết nghiên cứu, phân loại du lịch biển đảo, quan điểm về phát triển bền vững cũng như cơ sở thực tiễn của đề tài.
    Chương 2: Giá trị tài nguyên và hoạt động khai thác tài nguyên phát triển du lịch biển đảo ở Nam Bộ. Chương này nghiên cứu các giá trị tài nguyên du lịch biển đảo ở Nam Bộ (bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), hoạt động khai thác giá trị tài nguyên và những tác động của du lịch đối với cộng đồng địa phương vùng biển đảo ở Nam Bộ.
    Chương 3: Nhu cầu của du khách và định hướng giải pháp nâng cao chất lượng - hiệu quả hoạt động du lịch biển đảo ở Nam Bộ, nghiên cứu nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu của du khách trong hoạt động du lịch biển đảo ở Nam Bộ, định hướng phát triển du lịch biển đảo Nam Bộ nhìn từ quan điểm của thuyết vòng đời phát triển du lịch và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động du lịch biển đảo Nam Bộ trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.
    2. Những kết quả của luận án
    2.1. Ý nghĩa khoa học 
    (1) Đóng góp một góc nhìn mới trong nghiên cứu du lịch, đó là góc nhìn văn hóa với việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu từ góc độ giá trị.
    (2) Luận án góp phần nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về du lịch biển đảo nói chung và biển đảo Nam Bộ nói riêng.
    (3) Đóng góp về mặt vận dụng lý thuyết, phương pháp, lý luận cho hướng nghiên cứu du lịch biển đảo theo phương diện văn hóa ứng dụng.
     2.2. Ý nghĩa thực tiễn 
    (1) Luận án đóng góp vào việc hệ thống lại các giá trị tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên nhân văn vùng biển Nam Bộ có tiềm năng để vận dụng phục vụ phát triển du lịch. 
    (2) Hiện nay Việt Nam xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia cùng với xu hướng thế giới đang hướng ra biển thì việc nghiên cứu về biển để hiểu biết và thích nghi với biển là điều cần thiết. 
    (3) Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu về du lịch nói chung, du lịch biển đảo nói riêng hay lĩnh vực văn hóa ứng dụng. 
     3. Hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
    Trong thời gian tới, nếu có điều kiện nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiến hành theo hai hướng. Một là theo hướng chuyên sâu, tức nghiên cứu đi vào chiều sâu để tìm ra các giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa biển của từng địa phương cụ thể (không gian hẹp) để đề xuất hướng khai thác phù hợp. Hai là triển khai nghiên cứu theo diện rộng ở các vùng miền khác trong nước để tìm ra những  giá trị văn hóa biển đảo đặc trưng làm cơ sở đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù cho từng vùng để tránh tình trạng trùng lắp sản phẩm du lịch như hiện nay.  
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên