Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Kỷ luật thị trường và hiệu quả ngân hàng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - NCS. Lê Ngọc Quỳnh Anh
Tin tức - Sự kiện

Kỷ luật thị trường và hiệu quả ngân hàng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương - NCS. Lê Ngọc Quỳnh Anh

  • 05/11/2024
  • Tên đề tài: Kỷ luật thị trường và hiệu quả ngân hàng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương    
    Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng           
    Mã số: 9.34.02.01    
    Họ tên NCS: Lê Ngọc Quỳnh Anh                  
    Mã số NCS: N19704008    
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, PGS.TS. Phạm Thị Thanh Xuân
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. Tóm tắt luận án
    Luận án nghiên cứu về kỷ luật thị trường (KLTT) của những người gửi tiền và chủ nợ thứ cấp; hiệu quả ngân hàng (HQNH) và tác động của KLTT đến HQNH khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2016 - 2021. Kết quả luận án đã làm rõ một số vấn đề sau: Thứ nhất, các thành viên tham gia (TVTG) thị trường sẽ thực hiện kỷ luật đối với các ngân hàng có mức rủi ro cao hơn. Đây là các rủi ro được Basel đưa vào khuyến nghị yêu cầu các ngân hàng công bố đầy đủ thông tin (Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng đối tác). Do đó, đây là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng trì hoãn việc đáp ứng các quy định công bố thông tin (CBTT) đối với bốn loại rủi ro này, đặc biệt là nhóm các nền kinh tế mới nổi. Thứ hai, việc các ngân hàng tăng khả năng đáp ứng các quy định về vốn và thanh khoản theo khung Basel III của cả hai nhóm nền kinh tế phát triển và mới nổi đều giúp các TVTG thị trường gia tăng niềm tin và giảm bớt các hành vi kỷ luật lên các ngân hàng đó. Cuối cùng, việc tăng cường kỷ luật thị trường hay là gia tăng sự giám sát và kỷ luật của các thành viên tham gia thị trường đối với các hành vi chấp nhận rủi ro quá mức của ngân hàng, gây áp lực lên các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả hơn và từ đó có thể giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Đối với các quy định chính thức của ngân hàng, nhóm các nền kinh tế phát triển cần chú trọng đến việc đáp ứng tiêu chuẩn thanh khoản trong ngắn hạn nhằm tăng điểm hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng. Trong khi, đối với nhóm các nền kinh tế mới nổi thì khả năng đáp ứng theo đúng các quy định về vốn và thanh khoản theo Basel III chưa cho thấy tác động rõ rệt. Từ đó, luận án đề xuất các hàm ý chính sách nâng cao HQNH dưới góc độ KLTT của các TVTG. Cụ thể: (i) Nâng cao hiệu quả thông qua việc điều chỉnh các yếu tố đầu vào của ngân hàng; (ii) Nâng cao hiệu quả thông qua việc tăng KLTT của các TVTG thị trường và (iii) Nâng cao hiệu quả thông qua việc tăng khả năng đáp ứng các quy định về vốn và thanh khoản theo Basel, đặc biệt là đáp ứng quy định tỷ lệ bao phủ thanh khoản (LCR).
    2. Những kết quả mới của luận án
    2.1. Về mặt học thuật, lý luận
    Thứ nhất, luận án đã tập trung vào việc phân tích và phân loại các loại hình rủi ro mà các ngân hàng đối mặt, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng đối tác. Đây là các rủi ro được đề cập trong trụ cột thứ 3 của khung Basel và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã có hướng dẫn và yêu cầu CBTT. So với các nghiên cứu trước đây, chẳng hạn như (Afzal và c.s., 2021; Barajas & Roberto, 2000; Demirgüç-Kunt & Huizinga, 2004; Hadad và c.s., 2011; Ioannidou & Dreu, 2011; Soledad và c.s., 2001; Yeyati và c.s., 2004) xem xét đến các thước đo rủi ro (chủ yếu theo mô hình CAMEL như an toàn vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và thanh khoản), các nguyên tắc cơ bản của ngân hàng (như nợ xấu, ROE, quy mô ngân hàng) thì việc đo lường dựa vào các hồ sơ rủi ro trước đây chủ yếu sẽ tập trung vào rủi ro tín dụng và thanh khoản mà bỏ qua các rủi ro như rủi ro thị trường hay rủi ro hoạt động. Do đó luận án đã tập trung vào việc đánh giá hồ sơ rủi ro căn cứ vào quy chuẩn theo Basel với 4 loại rủi ro cơ bản mà theo Basel khuyến nghị cần tăng công bố thông tin là rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng đối tác, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Việc hiểu rõ về loại hình rủi ro này là cần thiết để đánh giá tác động của chúng đối với kỷ luật thị trường (kỷ luật của những người gửi tiền và chủ nợ thứ cấp). Ngoài ra, luận án đã cho thấy các rủi ro này có thể gây ra sự mất lòng tin từ phía các bên liên quan, bao gồm cả những người gửi tiền và chủ nợ thứ cấp. Nghiên cứu có thể tập trung vào việc đánh giá cách mà sự mất lòng tin này ảnh hưởng đến hành vi và quyết định đầu tư của các bên liên quan.
    Thứ hai, các quy tắc vốn Basel III được cho là nhằm mục đích đảm bảo hoạt động ngân hàng được mạnh mẽ hơn – nhưng tại các thị trường kém phát triển hơn ở Châu Á – Thái Bình Dương, việc đáp ứng các yêu cầu này là một thách thức lớn. Do đó, kết quả từ nghiên cứu cho thấy niềm tin của các TVTG thị trường sẽ gia tăng khi các ngân hàng thực thi theo các quy định về vốn và thanh khoản khung Basel III. Điều này, có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các ngân hàng trong nhóm nền kinh tế mới nổi đang trong giai đoạn thực thi Basel II và bước đầu tiến trình thực thi các quy định theo Basel III. Ngoài ra, luận án đã cũng cho thấy việc tăng tỉ lệ vốn và tăng tài sản thanh khoản quá cao sẽ có các phản ứng tiêu cực từ các thành viên tham gia thị trường đối với ngân hàng. Điều này đã được chứng minh trong luận án khi mà các ngân hàng tăng vốn quá cao có xu hướng tăng KLTT của những người gửi tiền và khi các ngân hàng tăng tài sản thanh khoản quá cao lại có xu hướng làm tăng KLTT của những chủ nợ thứ cấp. Kết quả này đã cũng cố thêm cho lý thuyết đòn bẩy tài chính của (Modigliani & Miller, 1963) và lý thuyết mô hình chuyển đổi rủi ro của (Bryant, 1980; Diamond & Dybvig, 1983b) trong lĩnh vực kỷ luật thị trường.
    Thứ ba, luận án đã cung cấp thêm các bằng chứng lý luận về tác động của kỷ luật thị trường (kỷ luật của những người gửi tiền và những chủ nợ thứ cấp) đến hiệu quả ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. So với các kết quả trước đây, ảnh hưởng của KLTT đến hiệu quả ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều. Chẳng hạn như (Barth và c.s., 2004; Levine, 2005) cung cấp bằng chứng rằng chỉ KLTT mới có tác động đến hiệu quả ngân hàng; ngược lại (Allen và c.s., 2014; Belkhir, 2010; Chortareas và c.s., 2013; Manlagnit, 2015; Morgan & Stiroh, 1999) lại nhận thấy rằng KLTT không có ý nghĩa giải thích hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó nghiên cứu của  (Pasiouras và c.s., 2009) cho thấy vai trò của 2 cách giám sát ngân hàng và các quy định đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Với những kết quả trái chiều như vậy, luận án đã đưa ra kết quả cho thấy khi những người gửi tiền tăng các hành vi kỷ luật của mình sẽ giúp các ngân hàng hoạt động thận trọng hơn, chú ý về kỹ thuật nhiều hơn từ đó mang lại hiệu quả lớn hơn cho ngân hàng. Ngược lại, những chủ nợ thứ cấp sẽ có tác động cùng chiều đến cả hiệu quả về kỹ thuật thuần và hiệu quả về quy mô nhưng lại chưa cho thấy rõ mức ý nghĩa khi tác động với hiệu quả kỹ thuật tổng thể (TE) của các ngân hàng. Kết quả này củng cố thêm cho lý thuyết cung và cầu chính thống. Đối với một ngân hàng kém hiệu quả sẽ làm thay đổi hành vi của những người gửi tiền, những chủ nợ thứ cấp, cụ thể là đường cung tiền sẽ dịch chuyển sang trái, yêu cầu lãi suất tiền gửi cao hơn hoặc rút lượng tiền gửi của họ. Do đó, khi có các tín hiệu kỷ luật từ các thành viên tham gia thị trường các ngân hàng sẽ thay đổi để hoạt động trở nên hiệu quả hơn hoặc là sẽ bị đào thải ra khỏi hệ thống.
    2.2. Về mặt thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận án làm sáng tỏ các vấn đề sau: Thứ nhất, các TVTG thị trường sẽ thực hiện kỷ luật đối với các ngân hàng có mức rủi ro cao hơn, đó là các rủi ro được Basel đưa vào khuyến nghị yêu cầu các ngân hàng công bố đầy đủ thông tin (rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng đối tác). Do đó, kết quả này cho thấy một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng trì hoãn việc đáp ứng các quy định CBTT đối với bốn loại rủi ro này, đặc biệt là nhóm các nền kinh tế mới nổi. Trong kết quả này các nghiên cứu trước đó chỉ mới chỉ ra KLTT nhạy cảm với các RRNH mà chưa chỉ ra nguyên nhân các ngân hàng trì hoãn việc đáp ứng các quy định CBTT theo Basel III. Thứ hai, việc tăng khả năng đáp ứng các quy định về vốn và thanh khoản theo khung Basel III của cả hai nhóm nền kinh tế phát triển và mới nổi đều giúp các TVTG thị trường gia tăng niềm tin và giảm bớt các hành vi kỷ luật lên các ngân hàng. Đặc biệt, khi xem xét với việc đáp ứng theo các quy định của Basel III thì mức độ kỷ luật của các TVTG thị trường đối với hồ sơ rủi ro, một số đặc điểm của ngân hàng và các chỉ tiêu vĩ mô có xu hướng giảm. Do đó, kết quả này cho thấy niềm tin của các TVTG thị trường sẽ gia tăng khi các ngân hàng thực thi theo các quy định về vốn và thanh khoản khung Basel III. Điều này, có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích các ngân hàng trong nhóm nền kinh tế mới nổi đang trong giai đoạn thực thi Basel II và bước đầu tiến trình thực thi các quy định theo Basel III. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó như (Le, 2020). Tuy nhiên, luận án đã cung cấp sâu hơn và chứng minh rằng việc đáp ứng tỷ lệ yêu cầu vốn tối thiểu theo Basel III có tác động làm gia tăng niềm tin đối với các ngân hàng thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi trong khi đối với nhóm các nền kinh tế phát triển thì việc đáp ứng tỷ lệ thanh khoản (cụ thể tỷ lệ thanh khoản ròng LCR) lại có vai trò quan trọng hơn hai tỷ lệ còn lại. Thứ ba, các ước lượng HQNH trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô trung bình khá thấp. Kết quả này cho thấy sự chệnh lệch khá lớn giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu, mặc dù nghiên cứu lựa chọn các ngân hàng có vốn cấp 1 lớn. Sự chệnh lệch khá lớn này chủ yếu từ sự chệnh lệch của các ngân hàng thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và chủ yếu sự chệnh lệch về hiệu quả kỹ thuật thuần giữa các ngân hàng hơn là hiệu quả về quy mô. Kết quả này cũng đã lí giải lý do về thực trạng đặc điểm chung của các ngân hàng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thứ tư, đối với tác động của KLTT đối với HQNH thì cả hai nhóm nền kinh tế phát triển và mới nổi đều cho thấy tác động tích cực. Việc tăng cường các hành vi KLTT của các TVTG thị trường (những người gửi tiền, chủ nợ thứ cấp) sẽ giúp các ngân hàng nâng cao hiệu quả của mình (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô). Tuy nhiên, giữa các ngân hàng thuộc hai nhóm nền kinh tế vẫn có sự khác biệt trong tác động giữa KLTT và HQNH. Cụ thể, nhóm nền kinh tế phát triển đều cho thấy vai trò rõ rệt KLTT của những người gửi tiền và những chủ nợ thứ cấp đối với HQNH, nhưng đối với nền kinh tế phát triển thì KLTT của những chủ nợ thứ cấp chưa cho thấy tác động rõ nét đến HQNH, mặc dù nó tác động làm tăng hiệu quả kỹ thuật thuần (PTE), hiệu quả quy mô nhưng chưa cho thấy mức tác động có ý nghĩa lên hiệu quả kỹ thuật ngân hàng. Đây là một trong những kết quả mới mà nghiên cứu chỉ ra so với các nghiên cứu trước đây khi chỉ tiếp cận vấn đề nghiên cứu ở một phạm vi hẹp hơn.
    Luận án đã chỉ ra được, để hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả quy mô cần thiết phải nâng cao các hành vi KLTT của các TVTG thị trường (gồm những người gửi tiền, những chủ nợ thứ cấp). Do đó, luận án đã đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến việc tăng KLTT của các thành viên giam gia và các hàm ý chính sách nhằm tạo môi trường để KLTT của các TVTG được hoạt động có hiệu quả. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, các chính sách nhằm tăng khả năng công bố thông tin đối với các ngân hàng; tăng cường thực thi theo các chuẩn mực về Báo cáo tài chính quốc tế tạo môi trường cho KLTT được hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó cần đưa ra các chính sách nhằm quản trị các loại rủi ro. So với các nghiên cứu trước đây, luận án đã cho thấy một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng trì hoãn việc đáp ứng các quy định CBTT đối với bốn loại rủi ro này, đặc biệt là nhóm các nền kinh tế mới nổi. Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết tín hiệu (Siggnalling Theory), rằng các ngân hàng sẽ phát tín hiệu cho các bên liên quan nhưng có xu hướng sử dụng công cụ nào để cung cấp những thông tin có lợi nhất về ngân hàng cho các nhà đầu tư. Từ đó, việc tăng cường công bố thông tin về quản lý bốn loại rủi ro này là cần thiết, đặc biệt là đối với các ngân hàng thuộc nền kinh tế mới nổi. Thứ hai, xây dựng các chuẩn mực, các quy định về đánh giá hiệu quả hệ thống ngân hàng. Đối với chính sách này rất nhiều nghiên cứu đo lường hiệu quả ngân hàng tuy nhiên hiện nay việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa có một hệ thống quy chuẩn giữa hệ thống các ngân hàng, do đó khó khăn trong việc so sánh và nhìn nhận đánh giá từ phía góc độ của những người tham gia thị trường thực hiện các hành vi kỷ luật đối với ngân hàng. Thứ ba, tiếp tục thực thi các quy định về vốn và ngân hàng theo khung quy định Basel theo từng trình tự và giai đoạn phù với với mỗi nền kinh tế và đặc điểm của mỗi ngân hàng. Khuyến nghị này đã được đề cập trong nhiều các nghiên cứu trước đó nhưng luận án đặc biệt chú trọng đến việc kết hợp quy định chính thức của ngân hàng và KLTT có thể bổ sung cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả ngân hàng. Đặc biệt là nhóm các quốc gia mới nổi khi việc đáp ứng các quy định về vốn và thanh khoản không cho thấy tác động tích cực đến hiệu quả ngân hàng thì công cụ KLTT là cần thiết được coi trọng và phát huy. Thứ tư, hoàn thiện các chính sách nhằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ đối với các thành viên tham gia thị trường gồm: những người gửi tiền, những chủ nợ thứ cấp. Từ đó nâng cao kỷ luật thị trường của các thành viên trong việc giám sát đưa ra các tín hiệu cảnh báo cho các hoạt động rủi ro của hệ thống ngân hàng.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Thứ nhất, do hạn chế về mặt số liệu nên nghiên cứu chỉ xem xét đối với mẫu nghiên cứu khoảng 300 ngân hàng có vốn cấp 1 lớn theo xếp hạng của Thebankerdatabase và nghiên cứu chỉ lựa chọn 2 thước đo đại diện cho kỷ luật của các TVTG thị trường (những chủ nợ thứ cấp và những người gửi tiền).
    Thứ hai, mặc dù nghiên cứu đã thu thập đủ số liệu hai quy định về vốn theo yêu cầu Basel III là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR>=10,5%) và tỷ lệ đòn bẩy phi rủi ro (LEV>=3%). Tuy nhiên đối với tỷ lệ LEV khi đưa vào mô hình gây nhiễu mô hình (lí do là các ngân hàng đều đáp ứng chỉ tiêu này), do đó nghiên cứu đã loại biến này hỏi mô hình nghiên cứu.
    Thứ ba, nghiên cứu chưa xây dựng được chỉ số CBTT của từng ngân hàng và xem xét ảnh hưởng của nó đến KLTT mà chỉ mới sử dụng chỉ số CBTT của từng nền kinh tế  trong mô hình nghiên cứu. Lý do là nghiên cứu muốn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến KLTT và chọn lọc các ngân hàng cung cấp đầy đủ các số liệu để phục vụ cho quá trình phân tích.
    Thứ tư, nghiên cứu chỉ xem xét kỷ luật của những người gửi tiền và những chủ nợ thứ cấp. Đối với kỷ luật của những chủ sở hữu vốn cổ phần nghiên cứu sẽ không tiếp cận do đặc điểm thị trường chứng khoán và chính sách của mỗi quốc gia rất khác nhau. Do đó, đây cũng là một trong những giới hạn của nghiên cứu. Ngoài ra, với sự sẵn có của nguồn dữ liệu, luận án không thể phân biệt chi phí lãi vay mà các ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi không có bảo hiểm. Do đó, luận án sẽ sử dụng lãi suất ngầm để đại diện cho hành vi kỷ luật của những người gửi tiền.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên