Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Nghiên cứu tạo mô hình nuôi tế bào 2D, 3D dùng để sàng lọc các cao chiết thực vật có độc tính trên tế bào ung thư vú, tế bào gốc ung thư vú VN9 CD44+/CD24- - NCS. Phan Lữ Chính Nhân
Tin tức - Sự kiện

Nghiên cứu tạo mô hình nuôi tế bào 2D, 3D dùng để sàng lọc các cao chiết thực vật có độc tính trên tế bào ung thư vú, tế bào gốc ung thư vú VN9 CD44+/CD24- - NCS. Phan Lữ Chính Nhân

  • 05/07/2021
  • Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tạo mô hình nuôi tế bào 2D, 3D dùng để sàng lọc các cao chiết thực vật có độc tính trên tế bào ung thư vú, tế bào gốc ung thư vú VN9 CD44+/CD24-
    Ngành: Sinh lý học người và động vật
    Mã số ngành: 62420104
    Họ tên nghiên cứu sinh: Phan Lữ Chính Nhân
    Khóa đào tạo: 2014 – đợt 2
    Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Đình Kiệt
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
    1. Tóm tắt luận án 
    Nghiên cứu tạo ra một mô hình 2D và 3D tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú từ dòng tế bào VN9 để có thể chọn lọc 34 cao chiết thực vật có độc tính trên đối tượng này, cụ thể các nội dung: (1) Phân lập và làm giàu quần thể tế bào gốc ung thư vú từ dòng tế bào VN9; (2) Xây dựng được mô hình sàng lọc các cao chiết thực vật có độc tính trên tế bào ung thư vú, gốc ung thư vú dạng lớp đơn 2D và dạng khối tế bào 3D; (3) Ứng dụng mô hình để sàng lọc trên nguồn tài nguyên có sẵn: thư viện 34 cao chiết tự nhiên thô từ đó phân tích và đánh giá được hiệu quả sàng lọc của mô hình tế bào gốc ung thư vú. Kết quả cho thấy đã phân lập thành công quần thể tế bào gốc ung thư vú người Việt Nam từ dòng VN9 với kiểu hình CD44+/CD24-, xây dựng thành công mô hình 2D, 3D để đánh giá độc tính của các ứng viên dựa trên thuốc chuẩn Doxorubicin và Tirapazamine. Sàng lọc được 3 cao chiết có độc tính mạnh là E17, E18 và E20, đây là các ứng viên tiềm năng để phát triển các thuốc gây độc với tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú.
    2. Những kết quả mới của luận án 
    - Phân lập thành công tế bào gốc ung thư vú từ dòng tế bào ung thư vú người Việt Nam VN9 có kiểu hình CD44+/CD24- với tỉ lệ 93%
    - Xây dựng được mô hình nuôi 2D, 3D tế bào ung thư vú và tế bào gốc ung thư vú trong sàng lọc chất có độc tính tế bào 
    - Xác định được một số đặc điểm của khối cầu VN9 CD44+/CD24- như: (i) kháng Doxorubicin cao hơn khối cầu VN9; (ii) So với tế bào VN9 CD44+/CD24- nuôi cấy 2D: nhạy cảm hơn với Tirapazamine, biểu hiện cao hơn các gen liên quan đến ung thư DNMT3B, BRCA1, p53, AKT1 và các gen mã hóa các phân tử bám dính E-Cadherin, N-CAM, Ep-CAM, V-CAM; (iii) Có thể được sử dụng để sàng lọc các hợp chất nhắm vào các quần thể tế bào hypoxia.
    - Mô hình nuôi 2D tế bào VN9 CD44+/CD24- cho thấy hiệu quả cao trong sàng lọc thư viện cao chiết thô tự nhiên
    - Đã tuyển chọn được 3 cao chiết có độc tính tế bào tiềm năng từ 34 cao chiết đã sàng lọc là: (i) E17, cao chiết methanol từ thân cây Sao đen – Hopeo odorata; (ii) E18, (2) cao chiết methanol từ vỏ thân cây Sao đen (E18); (iii) E20, cao chiết methanol từ  lá cây Làu táu trắng Vatica odorata (E20). Cao chiết vỏ thân Sao đen Hopeo odorata làm thay đổi chu kì tế bào và cảm ứng tế bào VN9 CD44+/CD24- chết theo chu trình apoptosis, có thể là ứng viên để phát triển thuốc phục vụ cho liệu pháp nhắm trúng đích tế bào gốc ung thư vú đặc biệt lên quan đến các quần thể tế bào hypoxia.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    - Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tiền đề và phát triển lên mô hình sàng lọc thuốc cá thể hóa ở ung thư vú, đặc biệt nhắm trúng đích tế bào gốc ung thư vú. 
    - Có thể xây dựng mô hình nuôi cấy này trên các dòng tế bào ung thư khác phục vụ cho sàng lọc các hợp chất có độc tính
    - Cần tiếp tục nghiên cứu trên khối u vú tươi để so sánh và đánh giá hiệu quả với mô hình được tạo từ dòng tế bào ung thư vú, tế bào gốc ung thư vú.
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên