Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Top 15 trường ĐH Việt Nam về công bố ISI (Giai đoạn 2011-2015)
Tin tổng hợp

Top 15 trường ĐH Việt Nam về công bố ISI (Giai đoạn 2011-2015)

  • 29/10/2015
  • LTS: Trên trang thông tin Ảnh trên Dòng thời gian vừa đăng bài Top 15 trường ĐH Việt Nam về công bố khoa học (ISI) phần 1 của nhóm tác giả Hien Huynh, Hiep Pham và Abraham Tran. Website ĐHQG-HCM xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

     https://www.facebook.com/scientometrics4vn/photos/a.107962406232773.1073741828.104203866608627/107949186234095/?type=3&fref=nf&pnref=story

     

    CÁC CHỈ SỐ ĐƯỢC LỰA CHỌN

             Bên cạnh chỉ số về Số lượng là số bài báo khoa học được công bố trên các tập san thuộc danh mục ISI trong giai đoạn 2011-2015 (tính đến 26/10/2015), chúng tôi chọn chỉ số Số lượt các bài báo kể trên được được trích dẫn (có xét đến chỉ số tự trích dẫn) và chỉ số H-index trong cùng giai đoạn làm đại diện cho thông tin về Chất lượng (của các bài báo). Xem thêm [1].

            Chúng tôi không chọn chỉ số tần suất (citation rate) làm đại diện cho thông tin về Chất lượng vì phân bố của các trích dẫn về các bài báo quốc tế thuộc ISI trong giai đoạn 2011-2015 không phải phân bố chuẩn (normal distribution) và gặp phải vấn đề về độ lệch (skewness). Ngay chính Thomson Reuters cũng đã nhấn mạnh rằng phân bố của chỉ số trích dẫn thường có độ lệch rất lớn, vì vậy, không nên dùng chỉ số chỉ số tần suất trích dẫn để đại diện cho xu hướng tập trung của phân phối (central tendency of the distribution). Xem [2].

            Trong phần 1 này, chúng tôi công bố các chỉ số về Số lượng các bài báo được công bố trên ISI, Số lượng trích dẫn của các bài báo đó, Chỉ số H-index của trường. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ công bố các chỉ số về Số lượt các bài báo được trích dẫn sau khi đã loại trừ tự trích dẫn, Tỷ lệ tăng trưởng số bài báo được công bố trên ISI qua từng năm, Tỷ lệ đàm nhiệm vai trò tác giả đầu (first author) hoặc tác giả đầu mối (corresponding author) của các giảng viên, nghiên cứu viên của trường trong số các bài thuộc H-index của trường.

            Ngoài các chỉ số kể trên, chúng tôi tin rằng, nếu có thời gian để tiếp tục tính toán hoặc nếu được truy cập thông tin, thì một số chỉ số sau đây cũng rất có ý nghĩa để tham khảo, cụ thể:
            - Tỷ lệ số lượng bài báo được công bố/ tổng số giảng viên, nghiên cứu viên của các trường
            - Tỷ lệ số lượng bài báo được công bố/tổng kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học của các trường
            - Chỉ số tần suất trích dẫn chuẩn hoá (standardized citation rate) giữa của các trường
          - Tỷ lệ số lượng bài báo được công bố từ các nguồn/quỹ KHCN khác nhau (vd giữa NAFOSTED với các nguồn khác)
            - Tỷ lệ số lượng bài báo từ nguồn nội lực (các tác giả hoàn toàn trong nước) so với các bài báo có ngoại lực (các tác giả bao gồm cả trong và ngoài nước).

          QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 

            Trong tháng 10/2015, chúng tôi tiến hành thu thập toàn bộ dữ liệu của cho bảng kết quả dưới đây từ cơ sở dữ liệu ISI của Thomson Reuter tại địa chỉ www.webofknowledge.com. 

            Đầu tiên, tại vòng 1, 15 trường có nhiều bài báo nhất được lọc ra. Sau đó, tại vòng 2, chúng tôi tính toán các chỉ số tổng số lượt trích dẫn và H-index đối với các bài báo được chọn ra trong vòng 1 và xếp hạng các trường theo từng tiêu chí tương ứng. 

             Ngoài việc dùng từ khoá là tên tiếng Anh của các cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là trường) của Việt Nam hiện đang được sử dụng, riêng với các ĐHQG và ĐH vùng, chúng tôi còn sử dụng thêm cả tên trường ĐH thành viên để tìm kiếm. Đối với những trường hợp tên có khả năng nhầm lẫn cao (vd như, Univ Sci có thể thuộc ĐHQG Hà Nội hoặc ĐHQG HCM hoặc ĐH Huế), phương pháp kiểm tra thủ công từng bài được áp dụng. Phương pháp trên giúp tối ưu hóa ở mức độ cao đối với tính đáng tin cậy của dữ liệu mà nhóm nghiên cứu đã khám phá ra. 

            Một khó khăn là tên tiếng Anh của các trường đại học Việt Nam chưa thống nhất và hay dễ lẫn lộn với nhau. Vì vậy, để đảm bảo không bỏ sót bài báo hay không nhầm bài báo của trường này sang trường khác, ngoài tên gọi chính thức bằng tiếng Anh được lấy từ website của các trường, chúng tôi sử dụng thêm các tổ hợp cú pháp có liên quan khác để tìm dữ liệu (ví dụ Vietnam National University, Hanoi hay Hanoi National University đều chỉ ĐHQGHN hoặc Da Nang University hay Danang University đều để chỉ ĐH Đà Nẵng). 

            Bằng cách làm trên, các trường đại học Việt Nam có số lượng bài báo khoa học được công bố trên các tập san thuộc ISI được đưa vào danh sách đánh giá của chúng tôi. 

                                                                                   Hien Huynh, Hiep Pham &Abraham Tran 

    [1] http://researchguides.uic.edu/c.php?g=252299&p=1683205
    [2] http://ipsciencehelp.thomsonreuters.com/incitesLive/ESIGroup/fieldBaselines/citationRatesBaselines.html

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên