Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques rousseau – đặc điểm và giá trị lịch sử - NCS. Nguyễn Thị Huỳnh Như
Tin tức - Sự kiện

Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques rousseau – đặc điểm và giá trị lịch sử - NCS. Nguyễn Thị Huỳnh Như

  • 30/07/2019
  • Tên đề tài luận án: “Tư tưởng về quyền con người của Jean – Jacques rousseau – đặc điểm và giá trị lịch sử”
    Chuyên ngành: Triết học
    Mã số: 62.22.03.01  
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Huỳnh Như
    Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sinh Kế
                                                   TS. Hà Thiên Sơn
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh


    1. Tóm tắt nội dung luận án

    Lịch sử tư tưởng về quyền con người đã chứng kiến nhiều thành tựu to lớn được hình thành vào thế kỷ XVIII, đặc biệt là ở nước Pháp. Trong các triết gia Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII thì Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778) là triết gia có tư tưởng cấp tiến đấu tranh vì con người, quyền con người một cách quyết liệt nhất. Các luận điểm về quyền con người của Rousseau đã có nhiều đóng góp trên phương diện lý luận và phương diện thực tiễn.
    Nội dung xuyên suốt trong tư tưởng về quyền con người của Rousseau là tư tưởng về các quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và sở hữu. Để bảo vệ, phát huy quyền con người, Rousseau chủ trương thực hiện phương án khế ước xã hội nhằm hướng đến xây dựng một xã hội mà chủ quyền tối cao thuộc về toàn dân. Ông tán thành hình thức dân chủ trực tiếp, coi đó là phương thức để toàn dân thực hiện sự tự do về ý chí của mình. Ông cũng đưa ra tư tưởng về việc xây dựng nhà nước pháp quyền và thiết lập một kiểu quyền lực nhà nước có mối quan hệ gắn bó với vấn đề dân chủ, cũng như các quyền tự do, bình đẳng của con người. 
    Thông qua các tác phẩm của mình, Rousseau đã thể hiện rõ những đặc điểm mang tính phổ biến của các nhà triết học đòi nhân quyền thời kỳ bấy giờ, song, cũng thể hiện cái đặc thù khi đề cập đến quyền con người. Tư tưởng về quyền con người của ông thể hiện tính duy lý, nhân văn và triết lý hành động sâu sắc, đặc biệt là thái độ tôn trọng và đề cao vai trò ý chí chung của của nhân dân. Bên cạnh những ưu điểm khi tiếp cận, nghiên cứu và đấu tranh vì nhân quyền, quan điểm về quyền con người của Rousseau cũng không tránh khỏi những hạn chế của thời đại như phản ánh khuynh hướng tự nhiên thần luận và quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử khi đề cập đến các quyền của con người, một số mâu thuẫn trong quá trình đưa ra các quan điểm về quyền con người. Rousseau tiếp cận, phân tích, luận giải các vấn đề này trên các quyền dân sự, chính trị là chủ yếu, không có bất kỳ sự luận giải nào dựa trên các quyền về văn hóa, kinh tế... 
    Với tinh thần nhân văn, nhân đạo và triết lý hành động sâu sắc, tư tưởng về quyền con người của Rousseau đã mang lại giá trị to lớn cho Cách mạng tư sản Pháp cũng như những vấn đề bảo vệ, phát huy quyền con người trên thế giới và những giá trị tham khảo trong việc bảo vệ, phát huy quyền con người ở Việt Nam. Tư tưởng về quyền con người của Rousseau đóng vai trò là vũ khí tinh thần đối với Cách mạng tư sản Pháp và góp phần đặt nền móng cho việc hình thành tuyên ngôn quốc tế về quyền con người. Ở Việt Nam, tư tưởng về quyền con người của Rousseau có giá trị tham chiếu đối với sự hình thành tư tưởng về quyền con người của những sĩ phu yêu nước thế kỷ XX và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như sự phát triển tư duy lý luận về quyền con người của Đảng, Nhà nước Việt Nam. 

    2. Những kết quả mới của luận án
    Thứ nhất, luận án đã luận giải, phân tích một cách có hệ thống nội dung tư tưởng và những đặc điểm cơ bản về quyền con người của Rousseau. 
    Thứ hai, luận án đã đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng về quyền con người của Rousseau đối với việc bảo vệ, phát huy quyền con người của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án
    Qua sự trình bày có hệ thống quan điểm về quyền con người của Rousseau, tác giả đã luận giải, phân tích một cách có hệ thống nội dung tư tưởng về quyền con người của Rousseau và những đặc điểm cơ bản của tư tưởng này. Đồng thời, luận án đã đánh giá những giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng về quyền con người của Rousseau đối với việc bảo vệ, phát huy quyền con người của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử triết học, đặc biệt là triết học phương Tây trong thời kỳ Khai sáng.
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên