Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay - NCS. Hồ Thị Ngọc Sao
Tin tức - Sự kiện

Vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay - NCS. Hồ Thị Ngọc Sao

  • 14/08/2023
  • Tên đề tài: Vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
    Chuyên ngành: Triết học
    Mã số: 9.22.90.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Hồ Thị Ngọc Sao
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đức Khiển và TS. Trần Kỳ Đồng
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước thời kì đổi mới hiện nay, vai trò của văn hóa chính trị là rất quan trọng đối với việc định hướng tổng thể, đặc biệt là định hướng quá trình đổi mới hệ thống chính trị. Văn hóa chính trị của dân tộc là nền tảng để xây dựng và phát triển dân tộc trong khi đó hệ thống chính trị đóng vai trò là trụ cột và là lực lượng tiên phong dẫn dắt toàn thể dân tộc vận hành tất cả các lĩnh vực hướng đến mục tiêu chung. Cho nên mối quan hệ giữa văn hóa chính trị với hệ thống chính trị tồn tại khăn khít, thống nhất hữu cơ với nhau trong đó văn hóa chính trị có vai trò định hướng mục tiêu phát triển cùng với quá trình đổi mới hệ thống chính trị; góp phần vào việc kiểm soát, phản biện và giám sát quyền lực trong hệ thống chính trị; định hướng mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị và vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa chính trị là tạo động lực to lớn thúc đẩy hoạt động chính trị tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Việc thực hiện vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu vượt bậc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị đặc biệt là yếu tố con người chính trị. Để giải quyết những vấn đề tồn tại, cần kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc phát huy vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị; phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội làm nền tảng để phát huy vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị; kế thừa, phát huy giá trị văn hóa chính trị của dân tộc đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị.
    2. Những kết quả mới của luận án
    Một là, luận án đã làm rõ về mặt lý luận vấn đề văn hóa chính trị, hệ thống chính trị và vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
    Hai là, luận án đã luận giải, đánh giá thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
    Ba là, luận án đã đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án
    Về phương diện lý luận: Luận án góp phần hoàn thiện lý luận về văn hóa chính trị, vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị; từ đó phân tích thực trạng vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam. Đồng thời, đề ra một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục phát huy vai trò của văn hóa chính trị đối với quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa chính trị, hệ thống chính trị, quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam và một số môn học có liên quan thuộc ngành triết học chính trị, chính trị học liên ngành.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên