Tên luận án: Phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 9229001
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Phương Anh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Anh Dũng, GS. Võ Văn Sen
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tóm tắt nội dung luận án
Đắk Lắk là tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, đất rộng, người đông, có nhiều tôn giáo và 47 dân tộc cùng sinh sống, người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 35,7% (dân tộc thiểu số tại chỗ là 20,4%, còn lại là từ các miền đất nước đến sinh sống), là địa bàn giao lưu văn hoá của nhiều dân tộc anh em và nhiều nhóm địa phương. Được đánh giá là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bằng việc phát huy vai trò nguồn lực DTTS trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu thu được một số thành quan trọng; đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, với đặc điểm công nghệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk, chủ yếu là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ở một địa phương có nhiều dân tộc thiểu số bậc nhất cả nước, nguồn lực dân tộc thiểu số của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình trên và đang đặt ra những yêu cầu đối với việc phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay.
Cùng với cả nước, trong những năm qua tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thành tựu đạt được của việc phát triển về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, quá trình phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tại tỉnh Phát triển nguồn nhân lực DTTS tỉnh Đắk Lắk với các đặc trưng riêng biệt vẫn tồn tại những hạn chế nhất định: những bất cập về cơ cấu, hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nguồn lực dân tộc thiểu số trong quá trình CNH, HDDH ở tỉnh Đắk Lắk đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền các cấp và các ban ngành của tỉnh những vấn đề đáng quan tâm.
Để nâng cao chất lượng NNL các DTTS ở tỉnh Đắk Lắk có những giải pháp cụ thể, phù hợp để phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số này cho tương xứng với tiềm năng. Những giải pháp trên có vị trí, vai trò, tác dụng khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì vậy cần phải được thực hiện nghiêm túc, có sự phối hợp đồng bộ giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân thì sẽ góp phần tạo nên sự phát triển đột phá của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk.
2. Những kết quả mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã phân tích, đánh giá, chỉ ra được thực trạng và nguyên nhân của thực trạng phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.
Thứ hai, luận án đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3. Khả năng ứng dụng của luận án
Nội dung và các kết quả của luận án là tài liệu khoa học cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt hơn vấn đề phát triển phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong việc phát triển phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk. Kết quả đạt được trong luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực triết học, xã hội học… và cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hãy là người bình luận đầu tiên