Tin tức - Sự kiện

Du lịch về nguồn ở Việt Nam: tiếp cận từ sự lựa chọn của du khách - NCS. Nguyễn Thành Nam

  • 23/04/2024
  • Tên đề tài: Du lịch về nguồn ở Việt Nam: tiếp cận từ sự lựa chọn của du khách
    Chuyên ngành: Nhân học/Dân tộc học
    Mã số: 623310310
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Nam
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trương Văn Món và TS. Trương Thị Thu Hằng
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM.
    Tóm tắt nội dung luận án (abstract) – viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
    Luận án tập trung vào hai đối tượng nghiên cứu chính: đối tượng nghiên cứu là khách du lịch. Cụ thể hơn, đối tượng nghiên cứu của đề tài là những khách du lịch đã từng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch về nguồn và khách du lịch chưa tham gia vào du lịch về nguồn. Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về du lịch về nguồn ở Việt Nam, thực trạng và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn của du khách đối với du lịch về nguồn ở Việt Nam. Để thực hiện phương pháp nghiên cứu có hiệu quả, NCS đã theo chân du khách trên các chuyến du lịch từ Bắc vào Nam, đến các điểm tham quan thuộc hệ thống di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến ở Việt Nam. Luận án  sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (mixed method) trong quá trình thiết kế và thu thập dữ liệu.
    Trên cơ sở đó, người viết hướng đến giải quyết các mục tiêu cốt lõi của luận án là:
    (1) Nhận diện lý luận về du lịch nói chung và du lịch về nguồn nói riêng ở Việt Nam.
    (2) Làm rõ thực trạng phát triển du lịch về nguồn trong những năm qua ở Việt Nam.
    (3) Khảo sát các hoạt động du lịch về nguồn mà du khách tham gia để từ đó tìm hiểu và phân tích động cơ chi phối, dẫn dắt và thúc đẩy du khách lựa chọn tham gia du lịch về nguồn.
    (4) Đánh giá những vai trò của du lịch về nguồn và những đóng góp của nó vào văn hóa Việt Nam trong những năm qua để có định hướng ở tương lai.
    Những kết quả của luận án:
    Luận án “Du lịch về nguồn tại Việt Nam: tiếp cận từ sự lựa chọn của du khách” đã đã làm sáng tỏ được về mặt lý luận, thực tiễn loại hình du lịch về nguồn tại Việt Nam.
    (1) Luận án đã phần này bổ sung vào khoảng trống cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với loại hình du lịch về nguồn và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến việc du khách chọn loại hình du lịch này để tham gia vào hoạt động du lịch của mình.
    (2) Luận án đã đánh giá thực trạng hoạt động của loại hình du lịch về nguồn trong những năm qua cho đến thời điểm hiện nay.
    (3) Luận án đã xác định các yếu tố liên quan đến hoạt động của loại hình du lịch về nguồn và từ đó làm rõ những yếu tố cấu thành nên hoạt động du lịch này.
    (4) Luận án đã dựa vào khung lý thuyết để phân tích các điều kiện nhằm phát triển du lịch nói chung và du lịch về nguồn nói riêng.
    (5) Luận án khám phá được các yếu tố đặc thù về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam tạo nên một loại hình du lịch rất riêng của Việt Nam.  
    (6) Luận án đã chứng minh được động cơ, hành vi và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn của du khách trong hoạt động du lịch về nguồn. Kết quả khảo sát cũng đã khẳng du lịch về nguồn là một nhu cầu tất yếu của con người trong hoạt động du lịch của du khách nói riêng và thị trường du lịch nói chung.
    - Về mặt lý luận, luận án đã hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài như khái niệm về du lịch, loại hình du lịch, khách du lịch, du lịch đỏ, du lịch về miền đen tối, du lịch thăm lại chiến trường xưa, du lịch tưởng niệm… Luận án chỉ ra rằng để phát triển du lịch, điều kiện đầu tiên là yếu tố du khách, thứ hai là tài nguyên du lịch, thứ ba là chính quyền, thứ tư là nhà tổ chức (cung ứng dịch vụ). Dựa vào lý thuyết “Đặc thù luận lịch của Boas”, luận án khám phá được các yếu tố đặc thù về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam tạo nên một loại hình du lịch rất riêng của nước ta. Lịch sử Việt Nam đã trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc hào hùng. Từ đó đã hình thành các di tích lịch sử cách mạng và chiến tranh, các di tích này đã trở thành nguồn tài nguyên và là cơ sở cho việc phát triển du lịch về nguồn. Yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc cùng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là điều kiện phát triển du lịch về nguồn. Với khung lý thuyết phân loại loại hình du lịch, luận án đã trình bày cụ thể các tiêu chí để hình thành một loại hình du lịch như thế nào.
    - Về mặt thực tiễn, luận án đánh giá tình hình phát triển của du lịch về nguồn ở Việt Nam trong thời gian nghiên cứu của đề tài. Xác định các yếu tố tạo thành loại hình du lịch về nguồn. Qua kết quả khảo sát, luận án đã phân tích và làm rõ được quá trình động cơ của du khách dẫn đến sự lựa chọn loại hình du lịch của mình. Nhận diện các yếu tố tác động đến việc đưa ra quyết định lựa chọn và hành vi của du khách khi tham gia hoạt động du lịch về nguồn trên tour du lịch về nguồn thực tế. Qua đó luận án đánh giá những vai trò của du lịch về nguồn cùng những đóng góp của nó vào văn hóa Việt Nam trong những năm qua và định hướng sắp tới.
    Các vấn đề còn bỏ ngỏ:
    Mặc dù đề tài đã xác định được những hoạt động mà các du khách mong muốn thực hiện trong DLVN hiện nay và trong tương lai, nhưng vẫn còn một số hoạt động chưa được cụ thể hóa.
    (1) Chưa làm rõ vấn đề truyến thống tác động đến nhu cầu lựa chọn loại hình du lịch về nguồn của du khách
    (2) Chưa làm rõ sự kết hợp du lịch về nguồn với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trong chuyến đi.
    (3) Còn chưa làm rõ được hoạt động cụ thể cho việc kết hợp giữa du lịch về nguồn và các loại hình du lịch khác.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên