Tin tức - Sự kiện

Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá - NCS. Phạm Thị Bích Ngần

  • 03/02/2024
  • Tên đề tài LATS: Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    Chuyên ngành:  Kinh tế chính trị    
    Mã số: 9310102
    Họ tên NCS: Phạm Thị Bích Ngần    
    Mã số NCS: N18701001
    Người hướng dẫn khoa học: HD1/HDĐL: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM
    1. Tóm tắt luận án
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH ở vùng KTTĐ phía Nam trong giai đoạn 2010 - 2021; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCNKT. Từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án được thể hiện qua 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
    Chương 2: Cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
    Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH từ 2010 đến 2021
    Chương 4: Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
    2. Những kết quả mới của luận án
    Luận án đã hệ thống hóa lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH của một vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị. Khái quát các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, phân tích làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một vùng đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
    Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng về các nhân tố nguồn lực, động thái và trình độ chuyển dịch CCNKT của vùng KTTĐ phía Nam đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH từ năm 2010 đến năm 2021, luận án đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về chuyển dịch CCNKT vùng KTTĐ phía Nam; chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCNKT vùng KTTĐPN.
    Dựa trên việc nghiên cứu các đặc điểm của vùng KTTĐPN, các thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh mới, luận án đã đề xuất phương hướng và các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng KTTĐPN đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong thời gian tới.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do nguồn lực nghiên cứu còn hạn chế và do đề tài chuyển dịch CCKT của một vùng là chủ đề rộng và không thể đề cập hết trong khuôn khổ luận án, do đó hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ là:
    -  Đánh giá tác động của FDI tới chuyển dịch CCKT vùng KTTĐ phía Nam đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
    -  Phát triển các nguồn lực vùng KTTĐ phía Nam nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH.
    -  Các giải pháp nhằm phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2030.
    -  Nghiên cứu sự kết nối giữa chính sách liên kết vùng với chuyển dịch CCKT vùng KTTĐ phía Nam.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên