Tin tức - Sự kiện

Tầng lớp trung lưu tại Thành phố Hồ Chí Minh - NCS. Nguyễn Thị Thu Trang

  • 24/12/2021
  • Tên đề tài: Tầng lớp trung lưu tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Chuyên ngành: Xã hội học 
    Mã số: 9310301
    Họ và tên nghiên cứu sinh:  Nguyễn Thị Thu Trang  
    Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Thế Cường 
    Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Tp.HCM)
    + Tóm tắt nội dung luận án (abstract) 
    Tầng lớp trung lưu là một thành phần quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế đồng thời góp phần tạo nên sự ổn định trong xã hội. Luận án hướng đến việc tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm trung lưu về các đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, lối sống; phân tích các yếu tố tác động đến nghề nghiệp cũng như sự tham gia các hoạt động văn hóa, lối sống của tầng lớp trung lưu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để tiến hành phân tích, làm rõ mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng lý thuyết phân tầng của Max Weber và lý thuyết về sự lựa chọn duy lý làm cơ sở để nghiên cứu các nội dung của luận án. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính, luận án đã chỉ ra sự đa dạng trong việc làm của các nhóm trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó nhiều nhất là nhóm nghề nghiệp kinh doanh, dịch vụ, sản xuất với quy mô nhỏ. Nghiên cứu cũng cho thấy sự tham gia các hoạt động văn hóa của các nhóm trung lưu khá đa dạng, tuy nhiên vẫn tập trung vào hoạt động xem ti vi, đi dạo quanh khu ở và sử dụng internet. Một số hoạt động văn hóa đòi hỏi mức chi tiêu cao, thời gian nhiều, ít được tham gia. 
    + Những kết quả của luận án
    - Tổng hợp, làm rõ khái niệm tầng lớp trung lưu cũng như xây dựng các tiêu chí cụ thể trong việc xác định các nhóm trung lưu ở Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Giải thích sự khác biệt giữa các nhóm, các tầng trung lưu về việc làm, thu nhập, chi tiêu, hưởng thụ văn hóa, lối sống …
    - Xác định và phân tích được các yếu tố về đặc điểm nhân khẩu, vị thế xã hội, mạng lưới xã hội (vốn xã hội), điều kiện kinh tế gia đình… đến tiếp cận và phát triển nghề nghiệp của các nhóm trung lưu tại TP.HCM
    - Làm rõ được sự hài lòng, niềm tin của các nhóm trung lưu đối với công việc, thu nhập của bản thân và các thành viên trong gia đình; sự quan tâm của tầng lớp trung lưu đến sức khỏe, quản lý các rủi ro xã hội.
    -  Vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội của Weber để lý giải cho đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của các nhóm thuộc tầng lớp trung lưu và các yếu tố ảnh hưởng đến những đặc điểm đó. 
    - Luận án đã bước đầu chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu - xã hội với các đặc điểm của các nhóm trung lưu. Đây sẽ là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của tầng lớp trung lưu đóng góp cho sự phát triển của thành phố.
    - Luận án đã chỉ ra tính tích cực xã hội của các nhóm trung lưu, thông qua các hoạt động phát triển cộng đồng. 
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    - Nâng cao nhận thức của các nhóm trung lưu trong bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con cái và phòng ngừa rủi ro.
    - Luận án là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trò của tầng lớp trung lưu đóng góp cho sự phát triển của thành phố. 
    - Trên cơ sở các phân tích, nhằm phát triển tầng lớp trung lưu, luận án đã nêu lên một số khuyến nghị bước đầu về thể chế - chính sách, về tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. 

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên