Tin tức - Sự kiện

Vấn đề cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam - NCS. Đặng Ngọc Ngận

  • 24/11/2021
  • Đề tài: Vấn đề cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam
    Chuyên ngành: Lý luận văn học
    Mã số: 9220120
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Ngọc Ngận
    Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Thu Vân – TS. Hà Thanh Vân
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    - Tóm tắt nội dung luận án
    Luận án nghiên cứu về vấn đề cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam với những nội dung sau:
     Trước hết, luận án trình bày những vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu cải biên tiểu thuyết Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam và tiến hành phác họa sơ bộ cơ sở lý luận chung làm nền tảng để triển khai các vấn đề trong luận án như lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết văn hóa học và lý thuyết liên văn bản. 
    Thứ hai, luận án nghiên cứu về nghệ thuật sân khấu cải lương và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cũng như tìm hiểu về sự tiếp nhận tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam.
    Thứ ba, luận án nghiên cứu về việc cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam xoay quanh các phương diện như tư tưởng, đề tài, cốt truyện, kết cấu không gian, thời gian cũng như những đặc trưng về nhân vật và ngôn ngữ.
    - Những kết quả của luận án
    1. Khảo sát quá trình tiếp nhận, cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam và có những nhận định, đánh giá khách quan, thỏa đáng về phạm vi, mức độ ảnh hưởng của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đối với sự phát triển của cải lương Việt Nam cũng như vai trò tích cực của các soạn giả cải lương Việt Nam trong việc cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
    2. Qua việc nghiên cứu vấn đề cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam giúp ta có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn trong việc cảm thụ tác phẩm văn học cũng như tác phẩm sân khấu cải lương cải biên từ chúng.
    3. Đưa ra những nhận xét ban đầu về việc cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam, cũng như hệ thống các kịch bản sân khấu cải lương cải biên từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc một cách khoa học.
    4. Bước đầu chỉ ra những thành công và hạn chế của việc cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam, từ đó đã có một số đề xuất trong việc cải biên và bảo tồn, phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương. 
    - Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    + Luận án sẽ là một nguồn tư liệu để các nhà nghiên cứu có thể xem xét, khai thác và tìm hiểu về vấn đề cải biên tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc trên sân khấu cải lương Việt Nam.
    + Hệ thống các kịch bản cải lương sẽ là nguồn tư liệu để các tác giả/đạo diễn cải lương có thể xem xét, nghiên cứu và phục dựng những vở cải lương cải biên từ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
    + Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi dẫu sao cũng chỉ là “người ngoại đạo”, là một người chỉ mới dừng lại ở mức “khán giả trung thành” của sân khấu cải lương, năng lực thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật cải lương cũng còn nhiều hạn chế. Vì thế cho nên, việc đứng trên góc nhìn “nội sinh” của nghệ thuật cải lương mà nghiên cứu (về nội dung, đặc điểm loại hình, đặc trưng biểu 
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên