Tin tức - Sự kiện

Nhận diện phân tử các loài lan hài Paphiopedilum Việt Nam bằng trình tự DNA, NCS. Vũ Thị Huyền Trang

  • 20/11/2020
  • Tên đề tài luận án: Nhận diện phân tử các loài lan hài Paphiopedilum Việt Nam bằng trình tự DNA
    Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
    Mã số: 9420201
    Họ tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Huyền Trang
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG.HCM 
    Những đóng góp mới của luận án về mặt học thuật và lý luận
    1. Xây dựng các bộ dữ liệu trình tự vùng ITS, matK và trnL cho các loài thuộc quần thể Paphiopedilum của Việt Nam. Tất cả dữ liệu từ nghiên cứu đã được công bố lên thư viện GenBank phục vụ cho các nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới. Kết quả của chúng tôi cũng đã được phản hồi lại cho các Viện khoa học nơi thu mẫu, nhằm góp phần cung cấp thông tin cho công tác bảo tồn và kiểm soát việc buôn bán bất hợp pháp các loài Paphiopedilum ở Việt Nam.
    2. Các trình tự của loài lan Hài Paphiopedilum x dalatense đặc hữu Việt Nam lần đầu tiên được công bố trên GenBank. 
    3. Đề xuất việc sử dụng trình tự kết hợp matK + ITS để nhận diện các loài lan Hài Việt Nam và thế giới.
    4. Phát triển thành công các cặp mồi mới khuếch đại hiệu quả 2 vùng trình tự phổ quát matK, and the trnL cho lan Hài Việt Nam. F56-mo: 5’-GGCAACAAAACTTCCTATA-3’/R1326-mo: 5’-TCTAGCACACGAAAGTCGA-3’ và trnL-F: 5’- GGTAGACGCTACGGACTTGATT-3’/trnL-R: 5’-CGGTATTGACATGTAAAATGGGACT-3’.
    5. Cung cấp khóa phân loại chi tiết đầu tiên chỉ dựa trên cơ quan sinh dưỡng là lá giúp phâ định nhanh chóng các loài Paphiopedilum, đặc biệt hữu ích khi ứng dụng trong thực tế quan sát. Công cụ này kết hợp với công cụ phân tử DNA cho kết quả phân định loài hiệu quả hơn.
    6. Nhận diện thành công 17 loài Paphiopedilum Việt Nam bằng trình tự DNA và nhận diện được 20 loài dựa trên sự kết hợp các đặc điểm hình thái lá với trình tự DNA.
    7. Thực hiện so sánh các công cụ tin sinh học khác nhau và các phép phân tích tin sinh học khác nhau. Từ đó đề xuất công cụ phù hợp và hiệu quả cho việc nhận diện loài trong nghiên cứu và trong thực tế.
    8. Bộ gen lục lạp hoàn chỉnh của loài Paphiopedilum gonenatii lần đầu tiên được giải trình tự, lắp ráp, chú thích và đăng ký với Ngân hàng gen. Thông tin trình tự bộ gen được phân tích so sánh và được khuyến nghị sử dụng hiệu quả để xác định các mẫu có quan hệ loài gần gũi đồng thời có thể dùng để phát triển nhiều chỉ thị nhận diện hữu ích khác.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên