Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Cần tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu KHXH
Hội nghị - Hội thảo

Cần tăng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu KHXH

  • 17/01/2019
  • Đó là nhận định của GS Nguyễn Thị Cành - Trường ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG-HCM trong Hội thảo khoa học “Công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV tại Việt Nam” do ĐHQG-HCM và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đồng tổ chức tại Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM, ngày 16/1.

    GS Nguyễn Thị Cành phát biểu tại hội thảo.

    Theo GS Nguyễn Thị Cành, so với khối KHTN và kỹ thuật, đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực KHXH&NV còn khá thấp, thiếu sự công bằng.

    “Do kinh phí đề tài hạn chế từ 30-100 triệu/đề tài nên nghiên cứu cơ bản và thực nghiệm thông qua điều tra khảo sát, tổng kết các mô hình thực tiễn, xây dựng chính sách, mô hình kinh tế - xã hội mới sẽ khó thực hiện. Đồng thời, ở các trường đại học, đa số giảng viên dành thời gian cho nghiên cứu ít do thu nhập từ nghiên cứu thấp hơn thu nhập từ giảng dạy” - GS Cành đánh giá.

    GS Nguyễn Thị Cành còn cho rằng, hạn chế trong công bố quốc tế ở lĩnh vực KHXH là do “đặc thù của các ngành KHXH có những vấn đề nhạy cảm như bí mật quốc gia, số liệu công khai hạn chế, chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất để làm nghiên cứu”.

    Đồng quan điểm về việc cần tăng ngân sách cho nghiên cứu KHXH, GS Phạm Quang Minh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Hà Nội lưu ý thêm: “Đối với các dự án nhận nguồn hỗ trợ tài chính từ công quỹ, cần có chính sách cụ thể yêu cầu nhà nghiên cứu khi nhận tài trợ phải cam kết công bố kết quả ở các tạp chí khoa học quốc tế thay vì tổ chức nghiệm thu rồi cất vào tủ như đã và đang làm”.

    Trao đổi về đặc thù “nhạy cảm” trong lĩnh vực KHXH, GS Phạm Quang Minh cho rằng đó “chỉ là một cách bao biện”.

    “Cách lý giải ‘nhạy cảm’ vì lợi ích quốc gia thực ra không có cơ sở khoa học hay thực tế nào. Nhiệm vụ của một nhà khoa học không chỉ là sản xuất tri thức có chất lượng mà còn lan tỏa chúng ra thế giới. Đó chính là nhiệm vụ chính trị của nhà khoa học và là cách đóng góp thiết thực nhất cho đất nước” - GS Minh nhấn mạnh.

    Hội thảo còn lắng nghe nhiều tham luận đặc sắc như: Xuất bản tạp chí về lĩnh vực KHXH&NV tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế của PGS.TS Phạm Văn Phúc - Phó Tổng biên tập Tạp chí Phát triển KH&CN ĐHQG-HCM, Xuất bản quốc tế cho phân ngành KHXH: Chiến lược nào? Của TS Trương Minh Huy Vũ - Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM…

     

    Tin, ảnh: PHIÊN AN - TẤN ĐỒNG

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên