Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Chủ nghĩa thực chứng cổ điển và sự ảnh hưởng của nó đối với triết học phương Tây hiện đại - NCS. Nguyễn Thành Nhân
Tin tức - Sự kiện

Chủ nghĩa thực chứng cổ điển và sự ảnh hưởng của nó đối với triết học phương Tây hiện đại - NCS. Nguyễn Thành Nhân

  • 13/04/2021
  • Tên đề tài luận án: Chủ nghĩa thực chứng cổ điển và sự ảnh hưởng của nó đối với triết học phương Tây hiện đại
    Chuyên ngành: Triết học         
    Mã số: 9.22.90.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thành Nhân
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch                        
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    1. Tóm tắt nội dung luận án 
    Chủ nghĩa thực chứng cổ điển là một trường phái triết học lớn trong nền triết học phương Tây hiện đại. Với tinh thần thượng tôn khoa học và đề cao quyền tự do cá nhân cũng như lòng vị tha của con người, chủ nghĩa thực chứng cổ điển đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Những đề xuất của họ ảnh hưởng sâu rộng đến đường lối tư duy và quan điểm chính trị - xã hội của các trường phái triết học phương Tây hiện đại, đồng thời góp phần định hình nên phong cách tư duy, phương châm hành động và lối sống của người phương Tây. Vì vậy, việc nghiên cứu chủ nghĩa thực chứng cổ điển trên quan điểm khách quan, biện chứng có một ý nghĩa quan trọng, ngoài nhu cầu về học thuật, nhằm thẩm định lại những giá trị và hạn chế của trường phái triết học này còn góp phần nâng cao năng lực, đổi mới và làm phong phú tư duy lý luận.
    Sau khi dành chương 1 để phân tích những điều kiện, tiền đề chi phối đến quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa thực chứng cổ điển, chương 2 của luận án tiến hành hệ thống hóa những nội dung tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa thực chứng cổ điển trên ba phương diện: về đường lối tư duy và vấn đề thế giới quan; về nhận thức; và về chính trị - xã hội. Đặc biệt, ở chương này luận án cũng chỉ ra những đặc điểm, giá trị, hạn chế của chủ nghĩa thực chứng cổ điển. Ở chương 3, luận án xem xét sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng cổ điển đối với một số trường phái triết học phương Tây hiện đại. Trong chương này, luận án tập trung tìm kiếm những ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng cổ điển đến triết học phương Tây hiện đại trên hai phương diện, về đường lối tư duy triết học và đường lối chính trị - xã hội. Trên phương diện đường lối tư duy triết học, luận án chỉ ra sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng cổ điển đến các trường phái tiêu biểu như: Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán còn gọi là chủ nghĩa thực chứng đời thứ hai; Chủ nghĩa kinh nghiệm logic, còn gọi là chủ nghĩa thực chứng mới hay chủ nghĩa thực chứng đời thứ ba; Chủ nghĩa duy lý phê phán, còn gọi là chủ nghĩa hậu thực chứng; Và chủ nghĩa thực dụng. Trên phương diện đường lối chính trị - xã hội, luận án cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng cổ điển đến tư tưởng của các nhà xã hội học và một số nhà triết học theo khuynh hướng chính trị - xã hội.
    2. Những kết quả mới của luận án 
    Thứ nhất, luận án phân tích và hệ thống hóa được những nội dung tư tưởng triết học cơ bản của chủ nghĩa thực chứng cổ điển về đường lối tư duy triết học, về nhận thức và về chính trị - xã hội, đồng thời cũng vạch ra những đặc điểm, giá trị và hạn chế của nó.
    Thứ hai, luận án cũng chỉ ra ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng cổ điển, qua đó luận chứng được vai trò mang tính bước ngoặt của chủ nghĩa thực chứng cổ điển với việc khai sinh một trào lưu triết học khoa học được xem là một trong những dòng chủ lưu của khuynh hướng duy lý trong nền triết học phương Tây hiện đại.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án 
    Luận án góp phần làm sáng tỏ những cơ sở hình thành và phát triển chủ nghĩa thực chứng cổ điển; làm rõ và hệ thống hóa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa thực chứng cổ điển; chỉ ra những đặc điểm, giá trị và hạn chế của chủ nghĩa thực chứng cổ điển, điều đó góp phần vào việc tiếp thu những trào lưu tư tưởng, học thuyết mới, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu chủ nghĩa thực chứng cổ điển và sự ảnh hưởng của nó trên quan điểm khách quan, biện chứng còn góp phần vào việc nâng cao năng lực tư duy lý luận. Ngoài ra, nội dung của luận án có thể dùng làm tài liệu khoa học có ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử triết học nói chung và lịch sử triết học phương Tây hiện đại nói riêng.
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên