Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Đạo đức và chuyên môn là hai phẩm chất đáng quý nhất của nhà giáo
Tin tổng hợp

Đạo đức và chuyên môn là hai phẩm chất đáng quý nhất của nhà giáo

  • 19/11/2022
  • Đó là kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu ĐHQG-HCM được công bố tại Tọa đàm Nghề giáo xưa và nay do ĐHQG-HCM tổ chức vào chiều 18/11.

    PGS.TS Nguyễn Phương Thảo - Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết đề tài “Các yếu tố tác động đến sự đánh giá và cảm nhận của giảng viên ĐHQG-HCM về sự nghiệp giáo dục” được nhóm thực hiện từ ngày 7-14/11 đối với tất cả giảng viên, viên chức công tác tại ĐHQG-HCM trên tinh thần tự nguyện và đã thu về 614 phản hồi. Kết quả cho thấy, đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn là hai phẩm chất được đánh giá là quan trọng nhất của nhà giáo. Hai lý do chính để giáo viên chọn nghề này chính là khát vọng cống hiến cho một xã hội tốt đẹp hơn và sự hứng thú với chuyên môn giảng dạy.

    Kết quả khảo sát cũng được GS.TS Phan Thị Tươi - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa đồng tình. Chia sẻ tại tọa đàm, GS Tươi kể: “Cô giáo chủ nhiệm năm lớp 3 của tôi giờ đã 93 tuổi và tôi vẫn thường đến thăm cô mỗi khi ra Hà Nội. Cô nói không có nghề nào ‘giàu’ như nghề giáo. Bởi lẽ các nghề khác khi nghỉ hưu không còn nhiều bạn bè còn nghề giáo thì còn có học trò”.  Theo GS Tươi, đạo đức nghề nghiệp được hình thành cả một quá trình, nhà giáo học đạo đức nghề nghiệp từ những người thầy của mình và cũng chính đạo đức của mình lại được truyền tiếp cho học trò. “Mình lớn tuổi rồi có thể có những cái mình kém hơn học trò nhưng mình phải không ngừng học tập. Giờ mình không thể làm việc 10 tiếng, 12 tiếng như người trẻ thì mình làm ít hơn và phải tiếp cận với cái mới” - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa nhấn mạnh.

    PGS.TSKH Bùi Loan Thùy - Trường ĐH KHXH&NV, phát biểu: “Tôi rất thích câu nói của PGS.TS Phan Thanh Bình khi thầy còn là Giám đốc ĐHQG-HCM, đó là ‘Người thầy vĩ đại là người truyền được cảm hứng’. Nếu chúng ta truyền được cảm hứng cho học trò thì học trò sẽ đặt rất nhiều câu hỏi cho mình, truyền cảm hứng để mình tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu khoa học”.

    Trong không khí thân mật, tọa đàm nhận được rất nhiều chia sẻ về nghề giáo xưa và nay. Nhiều kỷ niệm, câu chuyện được các nhà giáo bày tỏ. GS.TS Nguyễn Kim Phi Phụng cho biết bà rất vui vì được tham dự tọa đàm này. “Dù đã về hưu nhưng chúng tôi vẫn được ĐHQG-HCM và trường mời tham gia vào Hội đồng trường và Hội đồng Ban Biên tập các tạp chí khoa học. Điều này là rất hay, giúp phát huy trí tuệ của các giáo sư và sự công minh, nghiêm khắc trong thẩm định đề tài khoa học. Tôi rất vui được cống hiến cho ĐHQG-HCM”.

    Tại buổi tọa đàm, ĐHQG-HCM cũng đã tổ chức khen thưởng và vinh danh các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm 2022.

    Các nhà giáo phát biểu tại toạ đàm.
    PGS.TS Vũ Hải Quân tặng hoa chúc mừng các thầy cô tham dự toạ đàm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
    Các thế hệ lãnh đạo, giảng viên ĐHQG-HCM chụp hình lưu niệm.

    BẢO KHÁNH - THIỆN THÔNG

     

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên