Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam (Nghiên cứu trường hợp tại TP. Hội An) - NCS. Lê Thu Huyền
Tin tức - Sự kiện

Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam (Nghiên cứu trường hợp tại TP. Hội An) - NCS. Lê Thu Huyền

  • 07/10/2019
  • Tên luận án: “Đời sống tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam (Nghiên cứu trường hợp tại TP. Hội An)”

    Chuyên ngành: Dân tộc học
    Mã số: 62 31 03 10
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thu Huyền
    Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Ngô Văn Lệ; TS. Trương Thị Thu Hằng
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    1. Tóm tắt nội dung luận án (abstract) – viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
    Luận án hướng đến việc phân tích, làm rõ các loại hình, các yếu tố cấu thành, sự ảnh hưởng, xu thế biến đổi và các giá trị của tín ngưỡng người Việt ở Quảng Nam qua địa bàn nghiên cứu là TP. Hội An. Để tiến hành phân tích, làm rõ mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng lý thuyết Sinh thái học văn hóa, lý thuyết Đặc thù lịch sử, lý thuyết Sáng lập truyền thống làm cơ sở lý giải vấn đề. Việc thu thập, xử lý nguồn dữ liệu luận án từ cộng đồng được thực hiện trên phương pháp nghiên cứu định tính, đặc biệt là điền dã dân tộc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam được chia thành 02 loại hình cơ bản đó là tín ngưỡng cộng đồng và tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp. Yếu tố cấu thành của tín ngưỡng đó là yếu tố môi trường sinh thái; yếu tố lịch sử và yếu tố tâm lý. Tín ngưỡng người Việt ở Quảng Nam ảnh hưởng từ tín ngưỡng người Chăm, tín ngưỡng người Môn – Khmer và tín ngưỡng người Hoa rất đậm nét. Hiện nay, tín ngưỡng người Việt có xu thế biến đổi theo 02 hướng đó là xu thế thế tục hoá và thay đổi trong nghi thức thực hành và lễ vật của các nghi lễ tín ngưỡng và xu thế phục hồi đời sống tín ngưỡng. Đồng thời, luận án cũng làm rõ được 05 giá trị của tín ngưỡng người Việt đó là giá trị tâm linh; giá trị văn hóa nghệ thuật; giá trị cố kết cộng đồng; giá trị giữ gìn những giá trị truyền thống và giá trị phát triển du lịch.
    2. Những kết quả của luận án
    - Hệ thống và phân loại  các loại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam hiện nay nhằm hiểu rõ nhận thức cũng như niềm tin, suy nghĩ của cộng đồng về các vị thần linh đang được thờ cúng.  
    - Nhận diện các đặc điểm chính của từng loại tín ngưỡng thông qua cơ sở thờ tự và các nghi lễ, lễ hội.
    - Lý giải, làm rõ được các nhân tố hình thành nên các loại hình tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam.
    - Phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa tín ngưỡng của người Chăm, người Môn – Khmer và người Hoa trong tín ngưỡng người Việt và sự ảnh hưởng của tín ngưỡng người Việt trong những cộng đồng cư dân đang sinh sống tại Hội An.
    - Nhận diện một số xu hướng biến đổi của tín ngưỡng của người Việt ở Quảng Nam hiện nay.
    - Làm rõ các giá trị của tín ngưỡng người Việt trong cộng đồng.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu: 
    - Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tín ngưỡng của người Việt ở Hội An nói riêng lẫn Quảng Nam nói chung cần được quan tâm đặc biệt hiện nay, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ lòng biết ơn, sự trân trọng, niềm yêu quí những di sản mà các bậc tiền nhân trải qua quá trình lao động vất vả đã sáng tạo, trao truyền lại cho thế hệ hôm nay.
    - Tăng cường giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa của tín ngưỡng địa phương là một cách thức nhằm khơi dậy lòng yêu mến những giá trị văn hóa vốn kết tinh từ những thích nghi, sáng tạo từ việc gian khổ mưu sinh của nhiều thế hệ cư dân ở đây. 
    - Giúp cho cộng đồng nhận thức, hiểu rõ hơn về đối tượng thờ cúng lẫn giá trị thực hành tín ngưỡng. 
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên