Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Hội đồng ĐHQG-HCM họp kỳ 3 khóa IV: Tự chủ đại học câu chuyện bắt buộc
Thông cáo báo chí

Hội đồng ĐHQG-HCM họp kỳ 3 khóa IV: Tự chủ đại học câu chuyện bắt buộc

  • 03/07/2017
  • Ngày 30/6, Hội đồng ĐHQG-HCM đã họp kỳ họp thứ 3 khóa IV. Hội đồng đã nghe báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động của ĐHQG-HCM sáu tháng đầu năm 2017; Báo cáo về Lộ trình chuyển Trường ĐH An Giang trở thành trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Hội đồng cũng trao đổi chuyên đề về Giáo dục đại học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; Xu hướng và quan điểm của ĐHQG-HCM lộ trình tự chủ của các trường đại học thành viên.


    Dẫn đầu cả nước về kiểm định chất lượng

        Trong sáu tháng đầu năm 2017, ĐHQG-HCM có nhiều thành tựu về công tác đảm bảo chất lượng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

        ĐHQG-HCM có 44 chương trình đánh giá ngoài, 30 chương trình đạt chuẩn AUN-QA, chiếm 50% số chương trình đạt chuẩn AUN-QA trên cả nước. ĐHQG-HCM đang đẫn đầu cả nước về số lượng các chương trình đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế.

        Năm 2016 ĐHQG-HCM đạt 225,2 tỷ đồng doanh thu từ chuyển giao công nghệ, tăng 50% so với năm 2015. Tính đến hết tháng 6/2017, ĐHQG-HCM đã thực hiện 166 hợp đồng chuyển giao công nghệ và dịch vụ KHCN đem về 41,8 tỷ đồng. Gần 70% hợp đồng là cung cấp dịch vụ KHCN, dịch vụ kỹ thuật cho công nghiệp.

        Về công bố khoa học, hết quý I năm 2017, ĐHQG-HCM đã công bố 800 bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước.Các hoạt động sinh viên, xây dựng khu đô thị, công tác khác đều đạt tiến độ.

    Lộ trình chuyển Trường ĐH An Giang

        Ngày 7/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương chuyển Trường ĐH An Giang trở thành trường đại học thành viên của ĐHQG-HCM. Tiếp đó, ĐHQG-HCM thành lập Ban đề án và gửi công văn cho Bộ GD&ĐT để được hướng dẫn về thủ tục pháp lý. Dự kiến cuối tháng 10/2017 ĐHQG-HCM và tỉnh An Giang sẽ báo cáo Bộ trưởng BộGD&ĐT, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

        PGS.TS Nguyễn Tấn Phát - nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM cho rằng không nên kết nạp ngay mà nên đưa đại học đó vào giai đoạn quá độ. Ví dụ ĐHQG-HCM ký kết hợp tác toàn diện với Trường ĐH An Giang để cho chất lượng trường này được cải tiến từng bước. Sau này nếu Trường ĐH An Giang mạnh lên thì tỉnh có quyền lấy lại như câu chuyện của Anh và châu Âu bây giờ.

        PGS.TS Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM cho rằng, kết nạp thành viên ĐHQG-HCM phải có tiêu chí. ĐHQG-HCM hiện nay đang thiếu lĩnh vực nông nghiệp, vậy có đặt Trường ĐH An Giang là cánh tay nối dài ra nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long không. 

        Ban đề án ghi nhận những đóng góp của thành viên và sẽ trình đề án trước Hội đồng ĐHQG-HCM vào đầu tháng 10/2017.

    Tự chủ đại học là con đường tất yếu

        Tự chủ đại học là chuyên đề được Hội đồng thảo luận sôi nổi. PGS.TS Huỳnh Thành Đạt - Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết theo lộ trình đến năm 2020, tất cả trường đại học đều phải tự chủ. Dù ĐHQG-HCM không nằm trong danh sách điều chỉnh này nhưng dù muốn dù không các trường vẫn phải tự chủ.

        Theo xu thế tất yếu đó, các đợn vị thành viên ĐHQG-HCM sẽ chuyển sang cơ chế hoạt động tự chủ từ nay tới trước năm 2020. Do đặc thù và thế mạnh của từng đơn vị, ĐHQG-HCM có thể sẽ hình thành ba nhóm đơn vị tự chủ gồm: Nhóm tự chủ 100% kinh phí thường xuyên và chi đầu tư. Hiện nay nhóm này đã có Trường ĐH Quốc Tế làm tiên phong từ năm 2008. Nhóm tự chủ kinh phí chi thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo 100% gồm Trường ĐH Kinh tế - Luật, Trường ĐH CNTT, Trường ĐH Bách Khoa, Khoa Y. Nhóm cuối cùng thực hiện cơ chế tự chủ kinh phí chi tiêu thường xuyên do đơn vị tự đảm bảo phần lớn, trong đó sẽ tự chủ đối với các ngành đào tạo có nguồn thu chi cân đối. Nhà nước tiếp tục đảm bảo kinh phí với các ngành khoa học cơ bản, khó tuyển, các ngành cần duy trì cho nhu cầu tối thiểu của xã hội hiện tại. Nhóm này gồm Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH KHTN.

        Khi chuyển sang tự chủ hoàn toàn, các đơn vị có thể được Chính phủ giao quyền tự chủ trên nhiều phương diện. Tham khảo cơ chế hoạt động của các trường đại học đã được tự chủ, có nhiều điểm nổi bật xuất hiện. Các trường được tự quyết định việc thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc. Trong đào tạo, các trường tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh tất cả hệ đào tạo và loại hình đào tạo khi đáp ứng đủ năng lực; tự quyết định việc mở ngành, chuyên ngành, liên kết đào tạo trong và ngoài nước.

        PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, các trường đã tự chủ được tài chính tự khắc giữ được người giỏi thông qua việc chi trả lương bổng mà không cần tới chính sách. Ông cũng đặt ra vấn đề: khi qua tự chủ 100% tài chính thì quyền hiệu trưởng rất cao, quyền đó được giám sát bởi cái gì? Theo quy chế ĐHQG-HCM, hiện nay các trường thành viên không có hội đồng trường, khi tự chủ thì ai sẽ giám sát hiệu trưởng. Chưa kể thêm phân hiệu và trường thành viên địa phương, tiếng nói sẽ ra sao. 

        GS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhận xét trong bối cảnh thế giới hội nhâp sâu, thông thương thị trường lao động và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 giáo dục đại học đứng trước đòi hỏi biến đổi rất lớn. Động lực nào để thúc đẩy các trường tự chủ, ĐHQG-HCM thích nghi thế nào khi quốc gia tự chủ đại học, vấn đề đó sẽ tác động ngược lại tới chiến lược và mô hình ĐHQG hiện nay.

        Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước - Viện trưởng Viện MT&TN, tự chủ đại học có nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có tự chủ tài chính. Đối với ĐHQG, ngân sách nhà nước đang chi toàn bộ cho thường xuyên và phát triển, sau đó sẽ giảm dần và cuối cùng là không còn sử dụng tới ngân sách nữa. Do đó, ĐHQG-HCM cần định hướng về mặt cơ chế chính sách, khai thác lợi thế tổ hợp đại học lớn nhất trong cả nước được ưu điên đào tạo phát triển, kết nối và khai thác hiệu quả nguồn lực, gia tăng thương hiệu, sức cạnh tranh. 

        Hội đồng cũng nhất trí ĐHQG-HCM nên có Ban đề án về tự chủ đại học. Trong đề án xác định trường nào đi theo mô hình nào. ĐHQG-HCM sẽ mời các thành viên Bộ GD&ĐT cùng làm đề án chuẩn để các trường dựa theo. 

        Cuối phiên họp, Hội đồng đã biểu quyết giữ nguyên diện tích đất trong Khu Đô thị ĐHQG-HCM dành cho giáo dục.


    THÁI VIỆT

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên