Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Hợp tác giữa chính quyền, đại học và doanh nghiệp: Nền tảng cốt lõi để kiến tạo quốc gia đổi mới sáng tạo
Tin tổng hợp

Hợp tác giữa chính quyền, đại học và doanh nghiệp: Nền tảng cốt lõi để kiến tạo quốc gia đổi mới sáng tạo

  • 24/05/2025
  • Ngày 24/5/2025, ĐHQG-HCM tổ chức Buổi ra mắt Chương trình “Nghị quyết số 57-NQ/TW: Từ tầm nhìn đến thực thi Mô hình hợp tác nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp” (Chương trình). Chương trình nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đồng thời gắn kết với Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, dựa trên mô hình hợp tác "3 nhà" - nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

    Hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao

    Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, liên hệ câu nói: “Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để thể hiện sự hợp tác hài hoà giữa ba trụ cột: nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Trong đó, “hòn núi cao” các bên cùng hướng đến chính là mục tiêu đưa Việt Nam đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

    PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, liên hệ câu nói: “Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để thể hiện sự hợp tác hài hoà giữa ba trụ cộ
    PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG-HCM, liên hệ câu nói: “Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để thể hiện sự hợp tác hài hoà giữa ba trụ cột.

    Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, trong mối quan hệ hợp tác “3 nhà”, nhà nước với tinh thần Nghị quyết số 66-NQ/TW đóng vai trò xây dựng thể chế, chính sách nhằm kiến tạo không gian phát triển đối với doanh nghiệp và nhà trường. Đối với nhà trường, Nghị quyết số 57-NQ/TW nhấn mạnh vai trò đào tạo nguồn nhân lực từ các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức khoa học công nghệ. Đồng thời, Nghị quyết số 68-NQ/TW cũng thể hiện được tầm quan trọng trong việc đặt hàng đào tạo, phối hợp với các trường đại học, thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu đến từ doanh nghiệp. 

    “Hợp tác ba nhà phải có nguyên tắc vận hành chung bao gồm: cùng thiết kế, cùng triển khai, cùng chia sẻ. Khi doanh nghiệp, trường đại học, chính quyền cùng ngồi lại, tham gia cùng giải quyết các bài toán lớn, cùng chia sẻ rủi ro, tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đến năm 2045 đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao”, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh.

    Ông Nguyễn Thanh Nghị - Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, bày tỏ niềm phấn khởi trước bước tiến quan trọng trên hành trình hiện thực hoá về công tác chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo dưới tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW thông qua chương trình do ĐHQG-HCM tổ chức. Đây là minh chứng quan trọng, thể hiện quyết tâm chính trị và sự đồng lòng của nhà trường, nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghị quyết mang ý nghĩa chiến lược. Qua việc triển khai hợp tác, lãnh đạo TP.HCM kỳ vọng sẽ tiếp tục đón nhận được những góp ý, kiến nghị để thành phố có thể hiện thực hoá tầm nhìn, mục tiêu của địa phương và đất nước.

    Ông Nguyễn Thanh Nghị - Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, bày tỏ niềm phấn khởi trước bước tiến quan trọng trên hành trình hiện thực hoá về công tác chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo dưới tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW thông qua chương trình do ĐHQG-HCM tổ chức.
    Ông Nguyễn Thanh Nghị - Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, bày tỏ niềm phấn khởi trước bước tiến quan trọng trên hành trình hiện thực hoá về công tác chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo dưới tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW thông qua chương trình do ĐHQG-HCM tổ chức.

    Theo ông Nguyễn Thanh Nghị, việc hợp tác “3 Nhà” góp phần hiện thực hoá Nghị quyết số 57-NQ/TW. Để mô hình hợp tác đi vào chiều sâu và hiệu quả, lãnh đạo TP.HCM đề nghị chính quyền thành phố tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa các bên. Những cơ sở giáo dục đại học, tổ chức nghiên cứu tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, chủ động đề xuất sáng kiến nhằm phát triển mô hình hiệu quả. Ngoài ra, ông Nguyễn Thanh Nghị đề xuất các doanh nghiệp đẩy mạnh đặt hàng nghiên cứu, thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học.
    “TP.HCM đã có nhiều văn bản thể hiện tinh thần xuyên suốt quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW. Trong đó, chính quyền thành phố xác định lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; nhà khoa học làm yếu tố then chốt và chính quyền giữ vai trò kiến tạo”, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM nói.

    Ông Trần Lưu Quang - Trưởng ban Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương, biểu dương ĐHQG-HCM đã tổ chức chương trình thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự hợp tác hài hoà giữa các bên. Điều này góp phần “giữ lửa” tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW trong lòng mọi người kể từ khi nghị quyết này được ban hành. Ông Trần Lưu Quang khẳng định việc hợp tác “3 Nhà” dưới tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW là con đường duy nhất để đưa Việt Nam đi đến tương lai tươi sáng.

    Ông Trần Lưu Quang khẳng định việc hợp tác “3 Nhà” dưới tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW là con đường duy nhất để đưa Việt Nam đi đến tương lai tươi sáng.
    Ông Trần Lưu Quang khẳng định việc hợp tác “3 Nhà” dưới tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW là con đường duy nhất để đưa Việt Nam đi đến tương lai tươi sáng.

    ĐHQG-HCM khởi xướng sáng kiến thiết thực để cùng phát triển

    Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam – PROVietnam cho rằng, ĐHQG-HCM đã khởi xướng một sáng kiến thiết thực, mang lại hiệu quả để các cơ sở giáo dục đại học có thể phát triển tri thức, tạo môi trường kinh doanh lý tưởng cho doanh nghiệp và đóng góp vào sự phát triển bền vững, tự chủ cho Việt Nam.

    “Chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp, bối cảnh này đặt ra yêu cầu Việt Nam phải thay đổi mô hình phát triển mới dựa trên tri thức, công nghệ, thể chế hiện đại dựa. Mô hình phát triển đòi hỏi nhà nước cung cấp chính sách, nhà trường cung cấp nguồn nhân lực và năng lực thực thi doanh nghiệp cũng là một điều đáng chú ý”, ông Phạm Phú Ngọc Trai nói.

    Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam – PROVietnam cho rằng, ĐHQG-HCM đã khởi xướng một sáng kiến thiết thực.
    Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch Liên minh tái chế bao bì Việt Nam – PROVietnam cho rằng, ĐHQG-HCM đã khởi xướng một sáng kiến thiết thực

    Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, trước đây, việc hợp tác giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn như việc liên kết còn hình thức, thiếu niềm tin chiến lược và cơ chế điều phối. Ngoài ra, việc hợp tác vẫn chưa có thiết chế đủ mạnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Buổi ra mắt do ĐHQG-HCM tổ chức là minh chứng cụ thể cho niềm tin giữa các bên, hướng đến mục tiêu chung. Chương trình mang dấu ấn, trở thành cơ sở để thực thi các hoạt động hợp tác trong tương lai vì một Việt Nam tự lực, tự cường, tự tin đi vào tương lai.

    Để hợp tác “3 Nhà” hiệu quả, ông Phạm Phú Ngọc Trai đề xuất các bên cùng tham gia thiết kế chương trình đào tạo - nghiên cứu - ứng dụng; phát triển các nền tảng mở, phòng thí nghiệm, phòng lab; thí điểm sandbox đối với các ý tưởng, giải pháp và cách làm mới về các lĩnh vực AI, bán dẫn, tài chính số đi đôi với khuyến khích đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, các bên cần thống nhất thành lập ban điều phối liên vùng để kết nối các tỉnh, thành, tập hợp các doanh nghiệp và các trường đại học trọng điểm, tránh tình trạng nghiên cứu chồng chéo. 

    ĐHQG-HCM đã ký kết hợp tác với 10 doanh nghiệp. Các bên thống nhất thực hiện khung hợp tác chung, gồm 6 lĩnh vực ưu tiên
    ĐHQG-HCM đã ký kết hợp tác với 10 doanh nghiệp. Các bên thống nhất thực hiện khung hợp tác chung, gồm 6 lĩnh vực ưu tiên.

    Tại buổi ra mắt Chương trình, ĐHQG-HCM đã ký kết hợp tác với 10 doanh nghiệp. Các bên thống nhất thực hiện khung hợp tác chung, gồm 6 lĩnh vực ưu tiên: (1) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các chương trình đào tạo, thực tập, huấn luyện và tuyển dụng trực tiếp sinh viên; (2) Thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gắn kết giữa nhu cầu doanh nghiệp và năng lực học thuật – nghiên cứu của ĐHQG-HCM; (3) Ứng dụng chuyển đổi số, phát triển các nền tảng và công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp, sản xuất và cung ứng dịch vụ; (4) Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, phát triển hệ sinh thái hỗ trợ sinh viên và doanh nghiệp trong đổi mới sản phẩm, dịch vụ; (5) Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội, nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong các sáng kiến giáo dục, môi trường và cộng đồng; (6) Xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp “3 Nhà” nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển quốc gia.

    Cụ thể, ĐHQG-HCM đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp: Công ty Cổ phần VNG (VNG), Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons), Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS), Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam (Tetra Pak), Tập đoàn Nestlé Việt Nam, Công ty TNHH Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Công ty cổ phần Tập đoàn Điện Quang, Bệnh viện Quốc tế DNA và Tập đoàn Sunwah.

    ĐHQG-HCM đồng hành cùng nhiều địa phương triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW

    Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57, thời gian qua, ĐHQG-HCM đẩy mạnh liên kết vùng với Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thực hiện ký kết hợp tác với các địa phương  như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Long An, Đồng Nai và Bình Thuận.

    Cụ thể, tại TP.HCM, hai bên phối hợp tổ chức hội thảo, thống nhất hợp tác chiến lược về khoa học công nghệ, xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế, phát triển đại học thông minh và đề xuất chính sách hỗ trợ Trường Phổ thông Năng khiếu. Tại Đồng Tháp, ĐHQG-HCM phối hợp triển khai chương trình “bình dân học vụ số”, hợp tác 3 nhà trong nông nghiệp, bảo tồn thiên nhiên và ký kết hợp tác với doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn. ĐHQG-HCM và tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo tư vấn chính sách, đề xuất giải pháp chuyển đổi xanh cho khu công nghiệp. Tại Long An, Bình Thuận, Tây Ninh, ĐHQG-HCM đồng hành xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số và triển khai chương trình hành động tại địa phương.

    Trung tâm Đổi mới sáng tạo ĐHQG-HCM: Động lực thúc đẩy nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

    Vào tháng 12/2024, ĐHQG-HCM đã khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo trên khu đất 4,65 ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng từ nguồn vay Ngân hàng Thế giới. Công trình gồm 6 tầng nổi và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn 42.000 m², được thiết kế không chỉ là một công trình khoa học mà còn là điểm kết nối giữa nghiên cứu, doanh nghiệp và cộng đồng, góp phần thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội.

    Trung tâm bao gồm các phòng thí nghiệm tiên tiến như phòng thí nghiệm bán dẫn cấp quốc gia và hệ thống ứng dụng công nghệ sinh học, cùng các khu vực dành cho R&D của doanh nghiệp lớn, khu trưng bày sản phẩm công nghệ mới và các tiện ích phục vụ sinh viên, giảng viên, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
    Công trình này có ý nghĩa quan trọng trong việc hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

    KHẮC HIẾU - KHÁNH LÂM

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên