Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Sinh viên nước ngoài đón Tết Việt
Hoạt động xã hội

Sinh viên nước ngoài đón Tết Việt

  • 20/01/2020
  • Trong quá trình hội nhập giáo dục đại học khu vực và quốc tế, ngày càng có nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại ĐHQG-HCM, đông nhất là Trường ĐH KHXH&NV. Không ít sinh viên nước ngoài đã trải nghiệm Tết cổ truyền của Việt Nam.

    *Phalek - Sinh viên năm III Khoa Việt Nam học: Muốn biết văn hóa Việt Nam sâu sắc hơn

     

    Tôi có dịp ăn Tết ở Việt Nam ba năm và năm Canh Tý này sẽ là mùa xuân thứ tư. Những ngày Tết, tôi chưa bao giờ thấy người Việt Nam vui vẻ đến vậy. Ai ai cũng chào mừng nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp. Tôi cũng có dịp tham quan đường hoa Nguyễn Huệ. Ở đó tôi thấy người Việt Nam hay người nước ngoài đều phấn khởi, thân thiện khiến tôi cũng vui theo. Tôi còn thấy rất nhiều người vào chùa để cầu an cho gia đình.

    Đặc biệt, vào ngày Tết người Việt Nam xem gia đình là quan trọng nhất. Họ đi đến đâu cũng có vợ, có con, ông bà, cha mẹ. Ít khi thấy người Việt Nam đi một mình trong ngày Tết. Tôi rất ấn tượng khi nhìn thấy những gia đình Việt Nam sum vầy đông đủ, hạnh phúc bên nhau.

    Tết Việt Nam diễn ra sôi nổi hơn so với Thái Lan. Tôi nghĩ ăn Tết tại Việt Nam sẽ vui hơn cho nên tôi quyết định ở lại.

    Những ngày Tết tôi thường cúng ở chùa, tụng kinh, ngồi thiền, cầu siêu, cầu an cho bố mẹ và cho gia đình tôi. Tôi còn tham gia các tổ chức ở chùa, tìm hiểu xem ngày Tết ở nơi đó như thế nào để biết thêm văn hóa người Việt Nam sâu sắc hơn.

    *Jang Ho Seung - Sinh viên Khoa Việt Nam học: Tôi lưu luyến nhất là món phở

    Tôi trải nghiệm Tết cổ truyền Việt Nam hai năm rồi. Hai năm trước, vào ngày Tết tôi có dịp cùng gia đình đến Hà Nội.

    Ở đó, tôi thấy mọi nhà đều quay quần bên mâm cơm ấm cúng. Hàng xóm láng giềng rất thân mật. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được mời ăn cơm cùng gia đình họ. Những món ăn Việt Nam rất phong phú và ngon. Trong đó, món lẩu là món tôi rất thích nhất. Nhưng tôi lại không ăn được nhiều món ăn truyền thống của người Việt, đặc biệt là mắm tôm và rau ngò. Tôi còn thích tàu hủ và nhiều món ăn nữa nhưng không nhớ tên.

    Vào ngày Tết ở Việt Nam, tôi không đi chơi ở Sài Gòn mà thường đi chơi ở Đà Nẵng, Mũi Né, Nha Trang… Lý do tôi chọn Nha Trang vì nơi đó có bãi biển đẹp tuyệt vời, ở Mũi Né thì có nhiều bãi cát như sa mạc cũng rất đẹp, còn ở Đà Nẵng cái làm tôi lưu luyến nhất là món phở.

    Tôi thấy văn hóa Hàn Quốc và văn hóa Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng. Ví dụ ở Hàn Quốc, những ngày Tết nhiều thế hệ trong gia đình cùng quây quần bên bữa cơm ấm cúng. Tuy nhiên, món ăn của Hàn Quốc và Việt Nam lại có nhiều điểm khác nhau.

    Tôi rất mong có cơ hội quay lại Hà Nội một lần nữa vì con người nơi đó rất tốt bụng và cởi mở.

    *Sucsabai Khunsulinha - Sinh viên năm III Khoa Quan hệ Quốc tế: Ở Lào không có khái niệm lì xì

    Bắt đầu học tập tại Việt Nam từ cấp 3, tôi tự tin mình đã hiểu một phần văn hóa Việt. Do Lào và Việt Nam là “hàng xóm” thân thiết nên tôi cũng được truyền đạt kiến thức về văn hóa Việt Nam từ rất sớm. Sang Việt Nam học tập là mong muốn của ba tôi và tôi cũng hài lòng về quyết định này.

    Tuy chỉ có cơ hội đón Tết cổ truyền của Việt Nam một lần tại Hà Nội nhưng đã để lại cho tôi một trải nghiệm vô cùng thú vị. Tuy hai nước ở cạnh nhau, thế nhưng Lào không ăn Tết âm lịch như ở Việt Nam. Cũng nhờ vậy mà vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tôi được ở lại đón Tết với bạn bè tại đây.

    Ẩm thực ngày Tết là thứ tôi thích nhất bởi có một số món dường như ngày thường ít thấy nhưng vào dịp Tết lại có nhiều như bánh chưng, dưa hành, giò chả… Đến nhà người bạn Việt nào tôi cũng thấy những món ăn đặc trưng đó. Điều đặc biệt là dù ăn mấy ngày liền nhưng tôi vẫn cảm thấy không ngán.

    Không khí chuẩn Tết ở Việt Nam khá nhộn nhịp. Tôi được các bạn Việt dẫn đi các phiên chợ hoa rực rỡ màu sắc, nhiều nhất là màu hồng nhẹ nhàng, tinh khiết của hoa đào. Theo tôi biết đây là loài hoa đặc trưng của miền Bắc vào dịp Tết.

    Tết ở Lào, chúng tôi không có khái niệm lì xì mà chỉ làm lễ buộc chỉ vào cổ tay. Ông bà, cha mẹ sẽ buộc chỉ vào tay con cháu và ngược lại để cầu bình an và may mắn cho những người thân yêu của mình.

    Nét khác biệt nữa giữa Tết Việt Nam với Tết Lào là người dân thường đi chùa vào ngày mồng Một - ngày đầu tiên của năm mới để cầu nguyện và hái lộc. Tôi đã được các bạn Việt dẫn đi và ấn tượng nhất với tôi là hình ảnh người phụ nữ Việt mặc chiếc áo dài thướt tha để đi lễ chùa.

    Trong 4 năm học tập và sinh sống tại Việt Nam sắp tới, tôi dự định sẽ đón Tết cổ truyền của Việt Nam ít nhất một lần tại Sài Gòn để xem có gì đặc biệt hơn so với không khí đón Tết ở Hà Nội hay không.

    ÁNH TRINH - HUYỀN MY

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên