Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Xây dựng mô hình đánh giá hành vi lái xe an toàn đối với người điều khiển xe hai bánh – Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên - NCS. Lê Văn Lưu
Tin tức - Sự kiện

Xây dựng mô hình đánh giá hành vi lái xe an toàn đối với người điều khiển xe hai bánh – Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên - NCS. Lê Văn Lưu

  • 17/10/2024
  • Tên đề tài: Xây dựng mô hình đánh giá hành vi lái xe an toàn đối với người điều khiển xe hai bánh – Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên
    Ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
    Mã số ngành: 62580208
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Lưu
    Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Chu Công Minh, TS. Nguyễn Xuân Long
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM
    Tóm tắt luận án
    Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hải nam trung bộ và gánh chịu số lượng lớn thương vong về tai nạn giao thông so với các tỉnh thành khác. Trong đó phần lớn số vụ tai nạn giao thông liên quan tới người điều khiển xe mô tô 2 bánh có độ tuổi từ 15 đến 23. Đặc biệt độ tuổi này chiếm 47,6% tổng số người chết vì tai nạn giao thông được tính trung bình từ năm 2018 đến giữa năm 2019. Các lỗi mà người điều khiển xe hai bánh thường gây ra như vi phạm tốc độ, vi phạm phía đi, không quan sát, vi phạm chuyển hướng, vi phạm vượt, không nhường đường. Hơn nữa, tai nạn giao thông chủ yếu xảy ra ở các khu vực nông thôn và vùng giáp ranh, trong khi đó nam giới liên quan tới tai nạn giao thông nhiều hơn nữ giới, học sinh Trung học Phổ thông vi phạm giao thông nhiều hơn sinh viên Đại học; kinh nghiệm lái xe (quãng đường di chuyển hằng ngày) cũng liên quan đến tai nạn.
    Để xác định nguyên nhân thực hiện hành vi lái xe tiềm ẩn tai nạn giao thông cũng như khác biệt về thái độ và hành vi lái xe đối với các yếu tố như vùng miền (nông thôn, giáp ranh, thành thị), giới tính (nam nữ), học vấn (học sinh, sinh viên), quãng đường di chuyển trung bình hằng ngày (dưới 1km, từ 1km – 4km, hơn 4km) và yếu tố trải nghiệm tai nạn (có hay không liên quan tới tai nạn giao thông trong 3 năm gần nhất) của người lái xe mô tô trẻ tuổi. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 835 học sinh, sinh viên và được tiến hành thực hiện nghiên cứu trong hai giai đoạn ứng với từng nghiên cứu tương ứng.
    Nghiên cứu 1:
    Giai đoạn đầu được thực hiện trên 300 đối tượng với 73 câu hỏi được được phân phát đến từng đối tượng nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu này dùng để kiểm tra khác biệt thái độ và hành vi lái xe đối với các yếu tố vùng miền, giới tính, học vấn và quãng đường di chuyển hằng ngày. Một bộ 73 câu hỏi được tiến hành phân phát đến 300 mẫu là học sinh, sinh viên có độ tuổi từ 15 đến 23 hiện đang sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và xe đạp. Kết quả thống kê chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể về thái độ và hành vi của người điều khiển phương tiện ở các khu vực (nông thôn, giáp ranh và thành thị), yếu tố nhân khẩu học (giới tính và độ tuổi) và yếu tố khoảng cách di chuyển hằng ngày. Quyển sổ tay hướng dẫn lái xe an toàn dành cho xe mô tô hai bánh được thiết kế dựa trên biên bản hiện trường những vụ tai nạn giao thông và kết quả khảo sát chi tiết bộ 73 khảo sát hành vi tự báo cáo cá nhân. Kết quả cho thấy có sự cải thiện về điểm số trung bình ở 6 lỗi vi phạm mà người điều khiển xe hai bánh gây ra như vi phạm tốc độ tăng 11.7%, vi phạm phía đi tăng 11.4%, không quan sát tăng 14%, vi phạm chuyển hướng tăng 13.5%, vi phạm vượt tăng 13.1% và không nhường đường tăng 12.9% sau khi tham dự chương trình hướng dẫn lái xe an toàn. Đặc điểm va chạm ảnh hưởng đến nội dung biên bản hiện trường tai nạn giao thông, điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến hành vi lái xe của người lái xe trẻ tuổi. Trong khi đó, các yếu tố va chạm và thời tiết không ảnh hưởng đến độ chính xác của biên bản hiện trường các vụ tai nạn giao thông.
    Nghiên cứu 2:
    Giai đoạn tiếp theo kiểm tra mối liên hệ nhân quả giữa các yếu tố tính cách (lo lắng, tìm kiếm cảm giác, giận dữ, vị tha, thiếu chuẩn mực) đối với hành vi lái xe máy tiềm ẩn nguy cơ tai nạn của trẻ vị thành niên tại tỉnh Phú Yên. Mục tiêu tiếp theo là kiểm tra sự khác biệt độc lập giữa các đặc điểm tính cách và các nhân tố tiềm ẩn có khả năng tác động giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn tai nạn (nhận thức rủi ro, thái độ đối với an toàn giao thông, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận) trong lý thuyết hành vi hoạch định TPB đối với yếu tố trải nghiệm tai nạn giao thông. Mẫu nghiên cứu bao gồm 535 trẻ vị thành niên hiện đang sử dụng xe gắn máy và mô tô 2 bánh, độ tuổi dao động từ 15 đến 17 tuổi thuộc các khối lớp 10, 11 và 12 tại 3 trường Trung Học Phổ Thông trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Kết quả chỉ ra tính cách vừa tác động trực tiếp và gián tiếp đến hành vi lái xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn thông qua các nhân tố tiềm ẩn. Ngoài ra, sự khác biệt cấu trúc của đặc điểm tính cách và hành vi lái xe tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với yếu tố có hay không liên quan tới tai nạn giao thông đã được phát hiện trong nghiên cứu này.
    Kết quả nghiên cứu
    Kết quả nghiên cứu đạt được có ý nghĩa thiết thực để các ban ngành chức năng có cách nhìn tổng quan về thực trạng tham gia giao thông của trẻ vị thành niên, từ đó có biện pháp giảng dạy và tuyên truyền cụ thể đối với những người có tính cách ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi lái xe ở hiện tại hoặc trong tương lai.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên