Tin tức - Sự kiện

Tiểu thuyết lịch sử trong mối quan hệ với chủ nghĩa lãng mạn (Trường hợp Ivanhoe của Walter Scott và Người cuối cùng của bộ tộc Mohican của James Fenimore Cooper - NCS. Mai Thế Mạnh

  • 15/01/2025
  • Luận án: Tiểu thuyết lịch sử trong mối quan hệ với chủ nghĩa lãng mạn (Trường hợp Ivanhoe của Walter Scott và Người cuối cùng của bộ tộc Mohican của James Fenimore Cooper
    Chuyên ngành: Lý luận văn học
    Mã số: 9220120
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Mai Thế Mạnh
    Người hướng dẫn khao học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiếu
    Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh    
    + Tóm tắt nội dung luận án
    Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử Âu - Mỹ hay chủ nghĩa lãng mạn là những vấn đề nghiên cứu được nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn được thực hiện trong suốt thời gian qua. Trong xu thế đó, nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử trong mối quan hệ với chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ XIX ở Âu - Mỹ là một hướng mới, còn nhiều khoảng trống để khai thác và hứa hẹn mang lại những thành tựu nhất định. Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù chuyên ngành và các phương pháp nghiên cứu liên ngành, đề tài luận án “Tiểu thuyết lịch sử trong mối quan hệ với chủ nghĩa lãng mạn (Trường hợp Ivanhoe của Walter Scott và Người cuối cùng của bộ tộc Mohocan của James Fenimore Cooper), hướng đến khái quát đặc trưng thẩm mĩ và tư tưởng của chủ nghĩa lãng mạn, từ đó sử dụng những đặc trưng ấy để soi chiếu nhằm làm nổi bật các đặc điểm thi pháp thể loại tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XIX, đồng thời dùng tiểu thuyết lịch sử như một công cụ để truy soát lại dấu ấn và đặc điểm tư tưởng của thời đại lãng mạn. Luận án góp phần lấp đầy những khoảng trống lý thuyết mà các công trình nghiên cứu trước đây còn bỏ ngỏ, cung cấp và gợi ra những hướng nghiên cứu mới tiếp theo.
    + Những kết quả của luận án
    1. Khái quát được tổng quan nghiên cứu lý thuyết về chủ nghĩa lãng mạn, tiểu thuyết lịch sử, thành tựu và đóng góp của Walter Scott và James Fenimore Cooper.
    2. Định nghĩa lại khái niệm tiểu thuyết lịch sử, mối quan hệ thời đại và tư tưởng giữa chủ nghĩa lãng mạn và tiêu thuyết lịch sử.
    3. Chỉ ra và phân biệt các khái niệm liên quan như: “lịch sử” và “tiểu thuyết lịch sử”, “hư cấu lịch sử” và “hư cấu tiểu thuyết”, “sự thật” và “ý niệm về sự thật.
    4. Những biểu hiện thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn, dấu ấn thời đại lãng mạn tạo điều kiện để tiểu thuyết lịch sử ra đời và phát triển.
    5. Những biểu hiện thi pháp của tiểu thuyết lịch sử xét ở phương diện đề tài, nội dung
    6. Những biểu hiện thi pháp của tiểu thuyết lịch sử xét ở phương diện cấu trúc, nhân vật, trần thuật, không gian thời gian.
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    Kết quả của luận án góp phần bổ sung thêm hướng nghiên cứu nhằm hoàn thiện những cơ sở lý thuyết tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam. Đề xuất thêm cách tiếp cận theo hướng đa dạng đối tượng và nội dung nghiên cứu. Cung cấp tư liệu nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử và chủ nghĩa lãng mạn Âu – Mỹ phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học nước ngoài, lý luận văn học ở các cơ sở giáo dục đại học, viện đào tạo và nghiên cứu ở Việt Nam.
    Các vấn đề còn bỏ ngỏ như chưa khảo sát, nghiên cứu và chỉ ra vị trí, tầm ảnh hưởng hay thành tựu của tiểu thuyết lịch sử trong mối liên hệ so với các tiểu thuyết lãng mạn cùng thời. Có hay không mối liên hệ tư tưởng với các tiểu thuyết gia lịch sử ở những nền văn học khác như văn học Nga, hay Mỹ La tinh hay các khu vực khác trên thế giới. Đây sẽ là những vấn đề quan tâm và sẽ được chúng tôi nghiên cứu, phát triển trong những công trình, bài viết tiếp theo.

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên