Giáo dục 4.0

Đẩy mạnh mô hình CDIO trong đào tạo thạc sĩ tại ĐHQG-HCM

  • 30/09/2022
  • Theo PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG TPHCM, mô hình CDIO được triển khai tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) từ năm 2010, dành cho một số chương trình đào tạo bậc đại học và mở rộng phạm vi theo từng năm. Đến năm 2017, ĐHQG-HCM đã có 62 ngành, 29 khoa của 5 trường thành viên triển khai CDIO.

    Đây là chương trình được đề xuất bởi Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ), được xem như là một sáng kiến mới cho GD, một hệ thống phương pháp, hình thức tích lũy kiến thức, kỹ năng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ĐH nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

    Dựa trên những kết quả đạt được từ việc triển khai mô hình CDIO cho các ngành đào tạo bậc Đại học, từ năm 2022, ĐHQG TPHCM tiếp tục phát triển đề án ở giai đoạn mới, với mục tiêu tiếp cận với nền GD hiện đại - GD 4.0. Trọng tâm của đề án là thí điểm triển khai GD 4.0 cho các ngành trình độ Đại học và tiến tới áp dụng cho các ngành đào tạo sau Đại học. Đến nay, ĐHQG-HCM đã xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo và đề cương môn học cho 7 ngành đào tạo sau ĐH tại 3 trường thành viên, gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Công nghệ Thông tin.

    Trong năm 2022, dự kiến ĐHQG-HCM sẽ tăng số ngành áp dụng mô hình CDIO trong đào tạo thạc sĩ lên 16 ngành tại 5 trường thành viên (gồm 3 trường đã thí điểm, cộng thêm Trường ĐH KHXH&NV và Trường ĐH Kinh tế - Luật).

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên