Tin tức - Sự kiện

Những nhân tố ảnh hưởng đến “phong trào 30/9” năm 1965 ở Indonesia - NCS. Văn Kim Hoàng Hà

  • 21/10/2022
  • Tên luận án: Những nhân tố ảnh hưởng đến “phong trào 30/9” năm 1965 ở Indonesia
    Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
    Mã số: 9229011
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Văn Kim Hoàng Hà
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG - HCM
    + Tóm tắt nội dung luận án (abstract) – viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
    “Phong trào 30/9” năm 1965 là một trong những phong trào nổi bật trong tiến trình lịch sử Indonesia hiện đại. Phong trào này được xem là cột mốc đánh dấu sự chuyển giao quyền lực giữa hai chế độ Trật tự cũ và Trật tự mới. Nó đánh dấu sự chuyển biến lớn về mặt chính trị của Indonesia. Hệ lụy của phong trào này là cuộc thảm sát hàng triệu đảng viên ĐCS Indonesia vào năm 1966 sau đó. Mặc dù phong trào này có vị trí to lớn trong lịch sử Indonesia, khu vực cũng như thế giới nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu và chi tiết về “phong trào 30/9” này. Trên cơ sở kế thừa, phát triển những kết quả nghiên cứu đã có trước đó, cùng nguồn tư liệu phong phú và tin cậy, với việc sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, phương pháp luận chủ nghỉa Mác, cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực chính trị và quan hệ quốc tế, luận án này này sẽ là một công trình khoa học, cụ thể và rõ ràng về “phong trào 30/9”. Nội dung của luận án bao gồm: 1) Những thông tin quan trọng và nổi bật về “phong trào 30/9” để từ đó có thể xác định bản chất của phong trào này; 2) làm rõ, phân tích và đánh giá về các nhân tố trong nước cũng như vai trò của những nhân tố này đối với phong trào; 3) làm rõ, phân tích và đánh giá về các nhân tố ngoài nước cũng như vai trò của những nhân tố này đối với phong trào.
    + Những kết quả của luận án
    1.  Luận án đã tiếp cận “phong trào 30/9” năm 1965 ở Indonesia bằng phương pháp lịch sử, logic kết hợp với việc lấy nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng phương pháp luận. Từ đó, luận án đưa ra một vài nhận xét về bản chất của phong trào.
    2. Bằng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực chính trị, luận án này làm những nhân tố trong nước tác động đến phong trào. Một trong những vấn đề nổi bật nhất đó là mâu thuẫn giữa bốn lực lượng chính trị quan trọng trên chính trường Indonesia đó là Tổng thống Soekarno, Tướng Soeharto, ĐCS Indonesia, lực lượng bộ binh Indonesia. Mỗi lực lượng chính trị này có vai trò và chức năng riêng. Như vậy, phong trào này diễn ra một phần là do xung đột quyền lực chính trị từ bên trong Indonesia giữa bốn lực lượng chính trị nêu trên. Các nhân tố trong nước này đóng vai trò trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ phong trào. Nền dân chủ có chỉ đạo là nhân tố trong nước nhưng đóng vai trò gián tiếp, là nền tảng cho mối quan hệ mâu thuẫn giữa bốn nhân tố đã đề cập ở trên. Như vậy, nhóm nhân tố trong nước đóng vai trò quan trọng hơn so với những nhân tố nước ngoài. Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này rất lớn đối với tình hình chính trị Indonesia lúc bấy giờ
    3. Bằng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, luận án này làm rõ những nhân tố nước ngoài tác động đến phong trào. Nhân tố bên ngoài có nhân tố Anh và Mỹ muốn lật tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản đang phát triển lớn mạnh ở Indonesia. Chính vì vậy, Mỹ không muốn Indonesia rơi vào tay cộng sản. Nếu điều này xảy ra, cũng có nghĩa là Mỹ thua trong cuộc đối đầu với Liên Xô hay còn gọi là Chiến tranh lạnh. Còn Trung Quốc, vốn là đồng chí của Indonesia, khi Liên Xô - Trung Quốc đang căng thẳng thì rõ ràng Indonesia chọn theo con đường thân Trung Quốc. Trung Quốc không trực tiếp can dự vào phong trào này. Nhưng nếu nhìn từ lợi ích chính trị, rõ ràng, Trung Quốc muốn giúp đỡ ĐCS Indonesia giành chiến thắng trên chính trường Indonesia. Như vậy, những nhân tố nước ngoài can thiệp vào tình hình nội bộ của Indonesia đều có những mục đích riêng và trên hết đó là vì lợi ích quốc gia của các nước này, chủ yếu trên mặt kinh tế và chính trị.
    + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    - Kết quả nghiên cứu và nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập phần lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế, lịch sử Indonesia, hoặc Chiến tranh lạnh ở Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng.
    - Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học cho những công trình nghiên cứu tiếp theo thông qua cách tiếp cận khác nhau như lịch sử qua lời kể, lịch sử qua phim ảnh, v.v. khi các sử gia bắt đầu quan tâm đến tiếng nói, đến vai trò của những người bị hại, trong đó là những suy nghĩ, những ký ức của những người còn sống sót hoặc những người chứng kiến phong trào này. Đây là nguồn tư liệu quý giá chưa được khai thác.
    - Ngoài ra, nguồn tư liệu của các nước có liên quan đến “phong trào 30/9” sẽ là nguồn tư liệu đáng tin cậy giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn nhân tố nước ngoài có liên quan đến phong trào, sự tham gia cũng như những hành động của các nhân tố này.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên