Tin tổng hợp

Tọa đàm Nhật Bản trong bối cảnh châu Á

  • 24/02/2017
  • Sáng 22/2, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức tọa đàm “Nhật Bản trong bối cảnh châu Á”. GS Furuta Motoo - Hiệu trưởng Trường ĐH Việt-Nhật ĐHQG Hà Nội là diễn giả chính.

    Theo GS Furuta Motoo, hơn nửa thập kỷ qua, hai thuyết “chủ nghĩa Đại Á” và “thoát Á nhập Âu” đã có nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu khoa học xã hội Nhật. Hai học thuyết này đã luân phiên thế chỗ cho nhau trong tiến trình phát triển của nước Nhật. Điều này được phản ánh rõ nét trong ba giai đoạn: những năm sau Thế chiến II, giai đoạn 1950 - 1970 và giai đoạn 1980 đến những năm đầu 1990.

        “Hiện nay, nếu xem thế giới như một hình bầu dục, nửa đầu bên đây là châu Á, nửa đầu bên kia là phương Tây thì quan hệ ngoại giao của Nhật Bản phải nằm ngay giữa, không thể nghiêng đầu về phía nào. Chính phủ đã khẳng định sẽ cân bằng mối quan hệ thân Mỹ và thân châu Á. Trong đó, Nhật Bản đặt ra mục tiêu góp phần xây dựng một cộng đồng châu Á nhất thể trong tương lai gần” - GS Furuta Motoo nhấn mạnh.

        Trả lời câu hỏi: Trong bối cảnh “châu Á nhất thể”, khoa Đông phương học nói riêng và Trường ĐH KHXH&NV nói chung sẽ có định hướng giáo dục như thế nào để phù hợp?  TS Hồ Minh Quang - Trưởng khoa Đông phương học cho biết: “Xuất phát từ triết lí phát triển của trường: Đa văn hóa - khai phóng - toàn diện, chúng tôi luôn định hướng các sinh viên sao cho khi tốt nghiệp, họ nhận thấy sự khác biệt mà không lạ lẫm và biết cách ứng xử, hòa nhập không hòa tan, hiểu được bản sắc mình nằm ở đâu. Chúng ta cần hiểu người khác để biết được mình là ai”.

        Tọa đàm đã thu hút  nhiều sinh viên tham dự.

    GS Furuta Motoo phát biểu đề dẫn.

     

    Tin, ảnh: TẤT ĐẠT - NGỌC HUYỀN

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên