Tin tức - Sự kiện

Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam - NCS. Trương Thị Tường Vi

  • 10/05/2022
  • Tên đề tài luận án tiến sĩ: Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam
    Chuyên ngành: Luật Kinh tế
    Mã số: 62380107
    NCS: Trương Thị Tường Vi
    Người hướng dẫn khoa học: HD1. TS. Nguyễn Đình Huy, HD2. TS. Phạm Kim Anh
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.
    1. Tóm tắt luận án
    Luận án phân tích những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả (QTG) đối với chương trình máy tính (CTMT) các hình thức bảo hộ quyền SHTT đối với CTMT là QTG là có nhiều ưu điểm so với bảo hộ bằng cơ chế sáng chế hay bí mật kinh doanh. Luận án cũng chỉ ra nội hàm của bảo hộ QTG đối với CTMT và nguyên tắc cơ bản trong bảo hộ QTG đối với CTMT là bảo đảm sự cân bằng quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể để khuyến khích sự phát triển các CTMT. Từ đó, luận án phát triển theo hai nội dung (1) đưa ra những ngoại lệ quyền trong xác định phạm vi bảo hộ QTG đối với CTMT (2) và nâng cao hiệu quả thực thi QTG đối với CTMT các hành vi xâm phạm, làm rõ những yếu tố tác động lên hiệu quả thực thi QTG đối với CTMT, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi QTG đối với CTMT.
    2. Những kết quả mới của luận án
    Làm rõ những đặc điểm khác biệt cơ bản giữa CTMT và các tác phẩm viết dẫn đến những nhu cầu điều chỉnh luật khác biệt so với các tác phẩm viết khác. Khẳng định sự tối ưu của cơ chế bảo hộ bằng QTG so với các cơ chế khác như sáng chế, bí mật kinh doanh hiện nay. Lý giải sự cần thiết phải định hướng bảo hộ QTG đối với CTMT cần bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể. Chỉ ra những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không được bảo hộ trong CTMT. Kiến nghị điều chỉnh luật về nguyên tắc áp dụng lựa chọn yếu tố bảo hộ khi những ý tưởng và biểu hiện của CTMT sát nhập. Kiến nghị điều chỉnh luật về giới hạn bảo hộ quyền của chủ sở hữu của CTMT trong trường hợp cần sử dụng lại đoạn mã để bảo đảm sự tương tác với CTMT khác và giới hạn quyền của tác giả đối với quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm. Làm rõ khái niệm thực thi QTG đối với CTMT và nội hàm của hoạt động thực thi. Luận án đưa ra nội dung bảo đảm sự hài hòa lợi ích của các chủ thể thông qua nguyên tắc tránh lạm dụng bản quyền trong quá trình thực thi QTG đối với CTMT. Tìm được những yếu tố tác động lên QTG đối với CTMT, từ đó có những kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi tại Việt Nam là hoàn thiện hệ thống pháp luật, thỏa thuận giá bản quyền, tăng cường sử dụng mã nguồn mở và hoạt động của các tổ chức đại diện bản quyền phần mềm.
    3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    3.1. Các ứng dụng
    Đối với cơ quan áp dụng pháp luật: các kiến nghị của luận án có ý nghĩa trong việc cung cấp những tư liệu cần thiết giúp cho cơ quan giải quyết tranh chấp hiểu đúng về bản chất của CTMT từ đó có thể áp dụng QTG lên CTMT được hiệu quả.
    Đối với cơ quan ban hành quy phạm pháp luật: những quan điểm đưa ra trong luận án sẽ là nguồn tư liệu cần thiết cho các nhà làm luật tham khảo và lựa chọn đưa vào trong nội dung điều chỉnh luật sở hữu trí tuệ sửa đổi hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành.
    Đối với những người nghiên cứu luật: những nội dung trong luận án cũng đã lý giải khoa học làm sáng tỏ những vấn đề bỏ ngỏ của các công trình khác liên quan về bảo hộ QTG đối với CTMT.
    3.2. Vấn đề còn bỏ ngỏ
    Ngoài những vấn đề đã được giải quyết thấu đáo, luận án còn bỏ ngỏ những nội dung như giám định hành vi xâm phạm QTG đối với CTMT, hành vi xâm phạm QTG đối với CTMT có yếu tố nước ngoài, và xác định thiệt hại khi có hành vi xâm phạm QTG đối với CTMT.

    Tệp đính kèm: