Hoạt động xã hội

Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam bước vào năm thứ hai

  • 27/03/2015
  •  Ngày 26/3/2015, ĐHQG-HCM đã chủ trì, tổ chức phiên họp Ban Chỉ đạo Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam. Tham dự phiên họp có lãnh đạo ĐHQG-HCM, đại diện lãnh đạo của Đại Sứ quán Canada, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Bộ KH&ĐT, Bộ TC, Hội phụ nữ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các địa phương tham gia Dự án: Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang.
     
    Ban chỉ đạo Dự án họp về kế hoạch hoạt động năm thứ hai.

    Phiên họp đã xem xét, phê duyệt Kế hoạch hoạt động năm thứ hai của Dự án. Kế hoạch năm thứ hai gồm 29 tiểu hoạt động, tập trung vào 3 nhóm: Đưa các Trung tâm Đào tạo Quản lý tiên tiến đi vào hoạt động thông qua việc trang bị cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ;  Bước đầu tạo điều kiện cho cán bộ quản lý các cấp hiểu rõ hơn về mô hình Cao đẳng Cộng đồng (CĐCĐ) Canada thông qua việc tổ chức chuyến công tác thực tiễn tại nước ngoài và diễn đàn chính sách trong nước; Đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực trong các ngành đào tạo của các địa phương và bước đầu hình thành liên kết giữa các trường CĐCĐ tham gia Dự án với hệ thống Canada.
     

     

     

    Các đại biểu trao đổi nội dung và phương thức triển khai.

    Phiên họp kết thúc với sự đồng thuận trong Ban Chỉ đạo về nội dung và phương thức triển khai kế hoạch năm thứ hai của Dự án. Các đại biểu tin tưởng rằng Dự án sẽ mang lại những chuyển biến tích cực trong tương lai đối với hệ thống giáo dục, đào tạo Việt Nam.

    Viện Quản trị Đại học ĐHQG-HCM và Văn phòng dự án Canada (Agriteam) sẽ phối hợp, triển khai Dự án.
     

    Ban chỉ đạo Dự án tại buổi họp.

     Mục tiêu của Dự án

    Ngày 29/8/2012, Bản ghi nhớ về Dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Đại sứ quán Canada, đại diện Chính phủ hai nước, ký kết hướng tới 02 mục tiêu chính:

    1. Cải thiện quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại Việt Nam

    2. Cải thiện cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp và có chất lượng cho phụ nữ, thanh niên, dân tộc thiểu số và người dân nông thôn tại các cơ sở giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.

    Đây là những mục tiêu quan trọng nhằm góp phần giải quyết những tồn tại, cải thiện chất lượng của công tác giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, một trong những vấn đề giáo dục đã được xác định là cần đổi mới căn bản và toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay.

     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên