Ngày 16/11/2009, ĐHQG-HCM và Tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 2 năm thực hiện chương trình kiên kết hợp tác giữa ĐHQG-HCM và tỉnh Bình Dương. Tham dự Hội nghị về phía ĐHQG-HCM có PGS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc và các PGĐ: PGS.TS Lê Quang Minh, TS Nguyễn Đức Nghĩa, đại diện lãnh đạo các trường ĐH thành viên, Khoa Kinh tế, các trung tâm và Ban chức năng trực thuộc.Về phía tỉnh Bình Dương có ông Nguyễn Hoàng Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Hiệp, PCT kiêm Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một, đại diện lãnh đạo các sở Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, KH-ĐT, Tài chính; Công ty Becamex và Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế Miền Đông.
Hội nghị đã nghe ông Nguyễn Văn Hiệp, PCT UBND tỉnh Bình Dương báo cáo tình hình hợp tác 2 năm giữa ĐHQG-HCM với tỉnh Bình Dương. Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) và Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã ký bản Thoả thuận Chương trình liên kết, hợp tác giữa hai đơn vị giai đoạn 2007-2015. Sau hai năm triển khai và thực hiện bản thỏa thuận, các tổ công tác đã phối hợp chặt chẽ, triển khai các nội dung hợp tác đã được phân công, kết quả:
Về hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Sau khi triển khai chương trình đã có 3 cán bộ của tỉnh đi học ở nước ngoài, trong đó có 1 NCS, 1 cao học viên và 1 đại học, Hiện ĐHQG-HCM tiếp tục bồi dưỡng ngoại ngữ cho 6 CBVC của tỉnh. Về hỗ trợ ĐH của tỉnh Bình Dương, ĐHQG-HCM đã hỗ trợ xây dựng và trình Đề án, giới thiệu nhân sự tham gia bộ máy quản lý, trường ĐH Thủ Dầu đã được Thủ tướng CP ra quyết định thành lập và được công bố vào ngày 2/11/2009. Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (thuộc Becamex IDC). Dưới sự chỉ đạo của ĐHQG-HCM và sự phối hợp chặt chẽ với công ty Đầu tư Phát triển Công nghiệp Bình Dương, tổ chức công tác xây dựng đề án đã trình Đề án thành lập trường ĐH Quốc tế Miền Đông và đã được Thủ tướng CP đồng ý chủ trương thành lập vào ngày 27/5/2009. Hiện tiếp tục triển khai một số nội dung như tuyển dụng nhân sự, biên soạn chương trình đào tạo, hỗ trợ Becamex IDC kí MOU với các đối tác ĐH nước ngoài và trong nước…
Về hợp tác khai thác Dự án Bảo tàng sinh thái tre Phú An. Dự án được vùng Rhône Alpes (Pháp) tài trợ 600.000 Euros. ĐHQG-HCM đã với tỉnh tổ chức thành công Lễ Khánh thành bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An vào ngày 07/02/2008. ĐHQG-HCM đã ra QĐ thành lập TT Nghiên cứu và Bảo tồn thiên nhiên, Tỉnh Bình Dương ra QĐ thành lập TT Bảo tàng Sinh thái.Theo đó, TTNCBTTN đã triển khai các chương trình hợp tác nghiên cứu bảo tồn và phát triển các nguồn TNTN, chủ yếu là tre và các giống cây quí hiếm của vùng Đông Nam Bộ. Những hoạt động của TT góp phần hình thành cầu nối gắn kết tỉnh Bình Dương và vùng Rhône Alpes để XD “Làng sinh thái Phú An, phục vụ phát triển bến vững du lịch sinh thái địa phương.
Ngoài những chương trình hợp tác cụ thể đã được ký kết giữa ĐHQG-HCM và tỉnh Bình Dương, hai bên còn phối hợp triển khai thực hiện nhiều hoạt động khác như tham gia Ban Chỉ đạp huy động các lực lượng thực hiện triển khai Chiến dịch “Nếp sống văn minh, an ninh trật tự tại khu đô thị ĐHQG-HCM” góp phần tích cực gìn giữ trật tự, an ninh, truy quyét tội phạm trên địa bàn; tỉnh Bình Dương đăng cai địa điểm tổ chức Kỳ hợp lần 3 khóa III của Hội đồng ĐHQG-HCM vào đầu tháng 3/2009; ĐHQG-HCM tổ chức đi thăm và tặng “Quỹ vì người nghèo” ở xác Đông Hòa-Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời in sao Bản chính Danh hiệu đơn vị anh hùng để xã Đông Hòa tặng lại cho TT Giáo dục quốc phòng và TT quản lý KTX; tỉnh cũng hỗ trợ hơn 1000 CB, SV ĐHQG-HCM tham quan thực tế các khu CN và các DN tại Bình Dương, tạo điều kiện cho GV, SV ĐHQG tham gia các hoạt động nghiên cứu, thực tập tốt nghiệp, định hướng ĐT theo nhu cầu xã hội và của doanh nghiệp. Tỉnh đã hỗ trợ và phối hợp với ĐHQG-HCM tổ chức triển khai thực hiện và tiến hành lễ Khởi công xây dựng KTX 60.000 chỗ tại xã Đông Hoa- Dĩ An. Đây là một dự án lớn và có tác động tích cực đến phát triển khu phía Tây của ĐHQG-HCM.
Trong buổi đánh giá kết quả, hai bên thống nhất tiếp tục triển khai thực hiện chương trình hợp tác theo Bản thỏa thuận, bổ sung những nội dung và cơ cấu lại nhân sự để thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa hai đơn vị lên một tầm cao mới, đồng thời đề xuất chương trình, nội dung trong quan hệ hợp tác giữa ĐHQG-HCM và tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015.
Theo đó, ĐHQG–HCM tiếp tục gới thiệu thêm những cơ sở đào tạo ở các nước trong khu vực và các châu lục khác phù hợp với yêu cầu của tỉnh về ngành học và kinh phí. Thống nhất tổ chức việc bổi dưỡng ngoại ngữ, tập trung tăng cường giảng viên bản ngữ, đáng ứng tốt yêu cầu về nbgoaij ngữ cho các ứng viên. Tỉnh Bình Dương có chính sách tạo điều kiện cho SV chính quy của tỉnh đang học tập tại ĐHQG-HCM có thông tin và tham gia chương trình đào tạo nhân lực cao ở ngước ngoài…
Về trường Phổ thông Năng khiếu (1), tiếp tục thi công và hoàn chỉnh công trình để có thể tuyển học sinh Bình Dương vào học năm học 2010-2011 bằng nguồn kinh phí đào tạo của tỉnh, phối hợp với Sở GD&ĐT của tỉnh XD và triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV của trường chuyên. (2)ĐHQG-HCM tiếp tục hỗ trợ các trường đại học Thủ Dầu Một và ĐH Quốc tế Miền Đông trong việc tập huấn cán bộ giảng dạy và quản lý, đồng thời cử CB tham gia công tác quản lý và thỉnh giảng. (3)Tỉnh tiếp tục hoàn chỉnh thủ tục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho TT Nghiên cứu và Bảo tồn thiên nhiên nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển, triển khai xây dựng. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương tiếp tục hỗ trợ ĐHQG-HCM trong việc đền bù, giải tỏa tái định cư. Tỉnh tiếp tục tạo điều kiện cho các hoạt động sinh viên tham quan thực tế và các hoạt động tình nguyện tại địa bàn…
Phát biểu tại buổi Lễ, PGS.TS Phan Thanh Bình nhấn mạnh ĐHQG-HCM luôn xác định việc hợp tác với địa phương là trách nhiệm phục vụ cộng đồng, đây cũng là nhiệm vụ truyền tải tri thức, tư duy sáng tạo và ứng dụng đến với cộng đồng. Bình Dương là địa phương đầu tiên của khu vực phía Nam kí kết hợp tác với ĐHQG-HCM nhiều nội dung thiết thực với yêu cầu phát triển của tỉnh, ĐHQG-HCM tiếp tục triển khai nhiệm vụ chiến lược của một đại học nòng cốt hỗ trợ các trường ĐH trong khu vực, tác động để phát triển nguồn nhân lực của các địa phương và chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế xã hội của địa phương…
Để phát huy hiệu quả hợp tác, PGS.TS Phan Thanh Bình cũng lưu ý hai bên cần có cơ chế phối hợp rõ ràng. Tuy nhiên tỉnh phải tính đến tổng thể nguồn nhân lực nằm trong giáo dục của tỉnh; nên tổ chức hội thảo về giáo dục để tìm ra chiến lược phát triển chung, đồng thời ngay từ đầu nên tổ chức triển khai việc quản trị, kiểm định chất lượng cho các trường đại học của tỉnh, ĐHQG-HCM sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho tỉnh các vấn đề về chuyên môn.
|
|
|
Hãy là người bình luận đầu tiên