Ngày 04/11/2009, Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG-HCM tổ chức Hội thảo toàn quốc về “Công tác sinh viên ở Ký túc xá” – đây là tiền đề và là hướng đi mới để xã hội và các ngành chức năng hiểu hơn, ghi nhận những đóng góp của đội ngũ làm công tác sinh viên tại ký túc xá. Qua buổi hội thảo, nhiều bài học thực tiễn và kinh nghiệp quý cũng như nhiều mô hình, hướng đi hiệu quả, thành công của các ký túc xá trên toàn quốc cần được xem xét, tìm hiểu áp dụng vào thực tiễn.
Ngày 04/11/2009, Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG-HCM tổ chức Hội thảo toàn quốc về “Công tác sinh viên ở Ký túc xá” – đây là tiền đề và là hướng đi mới để xã hội và các ngành chức năng hiểu hơn, ghi nhận những đóng góp của đội ngũ làm công tác sinh viên tại ký túc xá. Qua buổi hội thảo, nhiều bài học thực tiễn và kinh nghiệp quý cũng như nhiều mô hình, hướng đi hiệu quả, thành công của các ký túc xá trên toàn quốc cần được xem xét, tìm hiểu áp dụng vào thực tiễn.
Để chúng ta hiểu hơn về buổi Hội thảo cũng như giá trị, những bài học hay của tất cả những người làm công tác sinh viên ở ký túc xá trên toàn quốc, ban tổ chức Hội thảo xin được gửi đến quý độc giả nội dung Hội thảo này.
1. Những bài học, mô hình công tác sinh viên hay:
Với điều kiện và môi trường riêng, mỗi ký túc xá đều có một mô hình, cách thức tổ chức riêng phù hợp với điều kiện thực tế với cơ quan, văn hoá, tập tục, vùng miền của mình, nhưng đến với hội thảo, chúng tôi vô cùng bất ngờ về những thông tin, những bài học quý, mô hình hay của tất cả ký túc xá trên toàn quốc.
Dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực áp dụng công nghệ thông tin vào công tác phục vụ sinh viên nội trú tại ký túc xá phải kể đến KTX của Trường ĐH Bách khoa ĐHQG-HCM. Với quy mô hiện đại, tiện nghi gồm 01 tầng hầm và 12 tầng lầu, sức chứa gần 3.000 sinh viên, đây được xem là ký túc xá hiện đại nhất, đẹp nhất cả nước hiện nay.
Tại đây, tất cả sinh viên ra vào cổng ký túc xá đều sử dụng thẻ mã vạch, kể cả cán bộ công nhân viên, thẻ xe máy cũng sử dụng thẻ tương tự, tại mỗi phòng ở đều có kết nối Internet, wifi, điện thoại, hệ thống nước nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt trời, thẻ ATM, máy bán hàng tự động, đăng ký, bố trí sắp xếp chỗ ở sinh viên trực tuyến qua Internet, đóng tiền phí nội trú qua ngân hàng, ….vv, phải nói việc áp dụng công nghệ thông tin vào phục vụ sinh viên nội trú ở ký túc xá của Ký túc xá Bách khoa đã đem đến cho hội thảo một bài học, mô hình hay mà ai cũng bất ngờ và khen ngợi, muốn được tham quan thực tiễn.
Một mô hình phục vụ sinh viên không kém phần hiệu quả và hay đó là mô hình sinh viên tự quản và đội cờ đỏ của trường ĐH An Giang. Tại đây, sinh viên là cán bộ đoàn, hội, Đảng viên, những cán bộ chủ chốt của các khoa, trường là những người trực tiếp tuần tra, canh gác, họ có chế độ tự quản và là mạng lưới an ninh sinh viên rất hiệu quả, đã tránh được rất nhiều vụ việc phát sinh như: mất cắp, gây mất trật tự công cộng, vi phạm nội quy ký túc xá, …vv.
Bên cạnh đó, sự phối hợp với Công an, chính quyền đại phương trong công tác phục vụ sinh viên nội trú tại ký túc xá cũng là bước mới tại Ký túc xá ĐH Y dược thành phố mà không phải ký túc xá nào cũng có thể áp dụng được trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là những khu vực giáp ranh như Ký túc xá ĐHQG-HCM.
2. Giá trị thực tiễn và bài học kinh nghiệm từ hội thảo:
Xem sinh viên là đối tượng phục vụ và KTX không chỉ là nơi ở mà còn là nơi tự rèn luyện của sinh viên sau giờ lên lớp là định hướng của rất nhiều KTX được đề cập tại hội thảo, trong đó KTX ĐH An ninh và đặc biệt KTX Đại học Quốc gia Tp.HCM rất thành công với mô hình mới này. Để định hướng cho sinh viên hiểu KTX không chỉ là nơi ăn, ở, sinh hoạt của sinh viên mà còn là môi trường để rèn luyện sau giờ lên lớp là một bài toán khó của tập thể cán bộ công nhân viên làm công tác phục vụ sinh viên tại KTX ĐHQG-HCM, phải mất gần 3 năm, diện mạo và định hình mới này mới cho chúng ta cái nhìn rõ ràng. Từ kinh nghiệm thực tiễn, vừa làm vừa rút ra bài học, sửa đổi, bổ sung, đi tham quan tìm hiểu từ trong và ngoài nước, đến nay, có thể nói hướng đi mới của Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG-HCM đã gặt hái nhiều thành công được xã hội ghi nhận.
Xây dựng nếp sống mới, có văn hoá, tri thức, ký túc xá xanh, sạch, đẹp, an toàn là chủ đề được nhắc đến nhiều nhất của tất cả những người làm công tác sinh viên ở KTX, điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ rất nhiều người và từ nhiều phía, những người làm công tác sinh viên ở SV được ví như những người “thầy” dạy sinh viên cách sống tập thể, sống có tình, có nghĩa, văn hoá, văn minh, họ chính là những người truyền tải cho sinh viên nhiều kỹ năng sống nhất.
Trước tình hình thực tiễn của công việc, nhu cầu phát triển và đòi hỏi của xã hội, giáo dục đang là chiến lược mà Đảng và Nhà nước ta không ngừng đầu tư, đẩy mạnh, tăng tốc phát triển. Bên công việc hình thành các trường đại học thì việc tạo chỗ ở an toàn, sạch đẹp, hiện đại, đầy đủ tiện nghi với các dịch vụ hữu ích cho công việc học tập, nghiên cứu, sinh hoạt của sinh viên càng được chú trọng. Vì vậy, việc hình thành các KTX phục vụ sinh viên là nhu cầu tất yếu của tất cả các trường đại học.
Ngoài thời gian học tập và nghiên cứu trên giảng đường, khoảng 60% thời gian còn lại sinh viên ở KTX, đây là một quỹ thời gian vô cùng lớn, nếu chúng ta không định hướng và tạo hành lang pháp lý để sinh viên tự rèn luyện thì quả là quá lãng phí và thiếu sót.
Chúng ta cũng biết sinh viên luôn là lớp người trẻ, có trình độ và mặt bằng văn hoá tương đối cao, bên cạnh đó, lứa tuổi sinh viên lại rất năng động, trong giai đoạn hoàn thiện dần nhân cách, tâm sinh lý, lối sống, cá tính, đạo đức vì vậy, việc hướng sinh viên vào một môi trường lành mạnh, văn minh là một việc mà mỗi một người làm công tác sinh viên ở KTX rất trăn trở.
Các đại biểu đã ngồi lại chi sẻ những thông tin, trao đổi hình kinh nghiệm và cả những khuyết điểm của mình để phát triển, để phục vụ sinh viên hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Vẫn còn đâu đó tư duy cán bộ bị kỷ luật đưa xuống làm công tác KTX, cán bộ không còn nơi bố trí công tác hay không đủ tiêu chuẩn để phục vụ các phòng ban chức năng của nhà trường bị điều về làm công tác KTX, …vv.
3. Chuyện bên lề hội thảo:
Mặt dù đã có từ rất lâu, nhưng chưa có một cơ chế, hành lang pháp lý nào cho “nghề” làm công tác sinh viên. Chúng ta có thể thấy nghề bảo vệ, vệ sinh, chuyên viên, giảng viên, kỹ sư, …vv nhưng chưa có nghề nào gọi là Trưởng nhà, công tác sinh viên KTX.
Tại hội thảo sinh viên ở KTX, lần đầu tiên được các đại biểu đề cập và nhận được sự đồng thuận cao của tất cả mọi người, đó là việc xem công tác sinh viên là một “nghề nghiệp” như những nghề nghiệp khác trong xã hội, nhưng đặc biệt hơn, bởi vì nghề công tác sinh viên mang tính đặc thù.
Những người làm công tác sinh viên được xem là những người “thầy” ở các trường đại học. Họ không phải là những thầy truyền đạt kiến thức trên giảng đường, càng không phải đào tạo một nghề nghiệp nhất định cho sinh viên để ra đời đi làm nuôi sống bản thân, gian đình và xã hội, họ là những người thầy hướng dẫn cho sinh viên sống cuộc sống tập thể, chỉ bảo tận tình cho sinh viên trong lối sống, thế nào là một người giàu lòng tự trọng, làm cách nào để sống hoà thuận, có văn hoá. Mỗi một người làm công tác sinh viên phải là những người bố, người mẹ, là chú, bác, cô, là người anh, người chị của sinh viên.
Họ là những người chăm sóc, quan tâm sinh viên viên khi đau ốm, là nhà tư vấn tình cảm, sức khoẻ, tâm sinh lý cho sinh viên khi gặp khúc mắc trong cuộc sống, là những tấm gương để sinh viên noi theo trong cuộc sống từ lời nói, đi đứng, tác phong, công việc làm, …vv.
Lần đầu tiên, những người làm công tác sinh viên được nghe những lời chia sẻ rất chân tình của Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, nhưng suy tư, trăn trở về nghề nghiệp, về thực trạng cuộc sống sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về chỗ ở an toàn, tiện nghi, an ninh (theo báo cáo của Ký túc xá ĐHQG-HCM, KTX hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên, 80% sinh viên phải trọ tại những nơi giá đắt hoặc thiếu an toàn, an ninh, không đảm bảo các tiêu chí của bộ Giáo dục và Đào tạo về chỗ trọ tối thiểu); các sân chơi văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của sinh viên còn thiếu, chưa thu hút được các nguồn lực xã hội vào công cuộc xã hội hoá giáo dục, hành lang pháp lý trong lĩnh vực phục vụ KTX đang hình thành, chưa định hình rõ, vừa làm vừa đúc kết kinh nghiệm, …vv, cho thấy còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của sinh viên của những người phục vụ sinh viên tại KTX.
4. Thay lời kết:
Để xây dựng và hoàn thiện mô hình phục vụ sinh viên ở KTX, hướng sinh viên xem KTX không chỉ là nơi ở, sinh hoạt mà là mái nhà chung lý tưởng, là nơi tự rèn luyện mình sau giờ lên lớp là một việc làm cần rất nhiều thời gian và phải đặt cái tâm, nhiệt huyết của người làm công tác sinh viên.
Thiết nghĩ, để ký túc xá là điểm đến lý tưởng của sinh viên và xem KTX như một yếu tố để sinh viên chọn học tại các trường đại học là một việc làm, bước đi phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Tạo cho sinh viên môi trường tốt, các sân chơi bổ ích để rèn luyện, học tập là cách hay để quản lý sinh viên hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, xu thế tất yếu phát triển của xã hội.
Hãy xem công tác quản lý sinh viên như là một nghề trong xã hội và hãy để những người làm công tác sinh viên ký túc xá ở đúng giá trị, vị trí và vai trò mà họ đã bỏ rất nhiều công sức để có được, đừng nghĩ chỉ những ai không có khả năng, không có những chỗ đứng tốt trong các trường đại học mới làm công tác sinh viên tại KTX.
Phải đặt trái tim, nhiệt huyết vào công việc mình đang làm và phải nghĩ mỗi một cán bộ làm công tác quản lý sinh viên ở KTX như những người thầy, người cha, người mẹ, cô, chú, anh chị em của sinh viên. Họ không phải là những người thầy truyền đạt kiến thức chuyên môn cho sinh viên trên những giảng đường, mà họ là những người thầy dạy cho sinh viên biết thế nào là cuộc sống tập thể, thế nào là một người sống có văn hóa, có đạo đức, họ chính là những người thầy dạy cho sinh viên biết cách làm người.
CLB Lý luận trẻ KTX - TH
Hãy là người bình luận đầu tiên