Đó là nhận định của nhà thơ Giang Nam - tác giả của thi phẩm Quê hương tại Hội thảo khoa học “Chiến tranh - đất nước - con người trong văn học và điện ảnh đương đại” do Khoa Văn Học, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức ngày 22/12.
Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, TS Phan Mạnh Hùng - Phó Trưởng khoa Khoa Văn Học cho biết: “Hội thảo nhằm tổng kết, đánh giá những thành tựu, xu hướng tiếp cận mới về đề tài chiến tranh - đất nước - con người trong văn học và điện ảnh đương đại. Đồng thời, sự tham gia của các nhà văn, đạo diễn sẽ góp thêm những ý kiến, dự định, trăn trở sáng tạo của người cầm bút về đề tài này trong tương lai. Từ đó, hội thảo gợi mở những hướng đi mới trong thực tiễn nghiên cứu phê bình, sáng tác văn học và điện ảnh ở Việt Nam”.
Tại phần thảo luận, đại diện thế hệ cầm bút trong cuộc chiến tranh với Mỹ, nhà thơ Giang Nam cho biết: “Tôi cảm nhận được phải thay đổi cách viết, không được lặp lại mình. Cần tìm hình thức và nội dung mới cho văn học nghệ thuật, đó không phải là vũ khí của kẻ thất bại đang tìm mọi cách để trả thù”.
Ông bày tỏ niềm tin vào các cây bút trẻ sẽ sáng tạo những tác phẩm hay, viết về chiến tranh sâu sắc hơn, nghĩa tình hơn những cây bút từng trải qua cuộc chiến.
Hội thảo gồm hai phần. Phần một là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình xoay quanh các vấn đề lý luận, lịch sử văn học và điện ảnh về đề tài chiến tranh Việt Nam. Phần hai là những ý kiến của các nhà văn, nhà thơ, đạo diễn điện ảnh như: Giang Nam, Đặng Nhật Minh, Thanh Thảo, Bảo Ninh… thảo luận về xu hướng sáng của văn nghệ sĩ về đề tài này.
Nhiều tham luận đặc sắc tại hội thảo thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu như: Sự can dự của quân đội Hàn Quốc trong chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam qua một số tác phẩm văn học Việt Nam thời hậu chiến của GS.TS Phan Thu Hiền; Xem 10 tập phim tài liệu Mỹ “The Vietnam War” - vài cảm nhận của một người trong cuộc của nhà văn Tô Hoàng; Văn học và ký ức về chiến tranh Việt Nam của TS Trần Đăng Trung…
Tin, ảnh: PHIÊN AN
Hãy là người bình luận đầu tiên