Tin tổng hợp

Tọa đàm “Lịch sử đã được viết ra như thế nào?”

  • 11/02/2017
  • Hơn 200 nhà nghiên cứu, sinh viên đến dự tọa đàm “Lịch sử đã được viết ra như thế nào?” do Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM tổ chức ngày 10/2. TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) và nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (tác giả của Ngàn năm áo mũ) là diễn giả chính.

    Mở đầu tọa đàm, TS Trần Trọng Dương chia sẻ về quan điểm tiếp cận lịch sử. Ông cho rằng lịch sử mà chúng ta biết chủ yếu được viết ra với tư cách là một phương tiện của giới cầm quyền dùng để bài bác kẻ chiến bại, ca ngợi sự thành công và củng cố tính chính thống của mình. Do đó, khi tiếp cận lịch sử dưới góc độ khoa học, tác giả của Nguyễn Trãi quốc âm từ điển kêu gọi cần nhận thức lịch sử như một nhu cầu khám phá sự thật của con người. 

         “Những sự thật này được hình thành do nhiều yếu tố, đặc biệt dựa trên các nguồn sử liệu được ghi chép khác nhau. Thời điểm này chúng ta tìm thấy năm sử liệu nhưng thời điểm khác có thể có 50 sử liệu. Do đó, những diễn ngôn về lịch sử luôn tồn tại đa dạng và cần được tư duy trong tiến trình đối thoại không ngừng” - TS Trần Trọng Dương cho biết.

         Tọa đàm còn lắng nghe hai diễn giả trình bày về các phương thức tạo tác lịch sử thông qua năm khía cạnh, gồm: (1) Mỹ hóa lịch sử: Trường hợp cái chết của Hai bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Quang Trung; (2) Xú hóa lịch sử: Trường hợp Nguyễn Ánh, Tự Đức, Lê Chiêu Thống; (3) Thần quyền hóa/thiêng hóa lịch sử; (4) Huyền thoại hóa lịch sử: Trường hợp Nguyễn Trãi, gò Đống Đa, tượng đá Mỵ Châu; (5) Hiện đại hóa lịch sử: Giai đoạn 938- 968, công xã nông thôn, văn hiến, bản sắc dân tộc, linga, các thuật ngữ mỹ thuật cổ...

    TS Trần Trọng Dương phát biểu đề dẫn tại tọa đàm.
    Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức trả lời các câu hỏi của cử tọa.

    Tin, ảnh: NHẬT TRÌNH
     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên