Tin tổng hợp

ĐHQG-HCM đề xuất giải pháp tạo động lực phát triển mới cho ba trụ cột kinh tế tỉnh Bình Thuận

  • 25/04/2025
  • Ngày 25/4/2025, ĐHQG-HCM phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số: động lực phát triển mới cho ba trụ cột kinh tế Bình Thuận”. Chương trình đã nhận được nhiều ý kiến, đóng góp thảo luận về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển các trụ cột về công nghiệp, nông nghiệp và du lịch theo yêu cầu triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW.

    Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhấn mạnh Hội thảo là sự kiện khoa học quan trọng, thể hiện quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là dịp để lắng nghe những chia sẻ, đóng góp ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số của địa phương trong thời gian tới.

    PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM, khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc
    PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM, khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc.

    PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM, khẳng định Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên phạm vi toàn quốc, từ trung ương đến địa phương. Giám đốc ĐHQG-HCM nhấn mạnh, để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, cần có tư duy mới, tư duy đột phá.

    Đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch và nông nghiệp

    Tại hội thảo, bà Nguyễn Lan Ngọc, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, bày tỏ mong muốn được lắng nghe các giải pháp đột phá nhằm xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, tăng cường tương tác số với du khách.

    Góp ý về vấn đề này, TS Phạm Hoàng Uyên, Trường ĐH Kinh tế - Luật, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực am hiểu công nghệ, đồng thời đầu tư xây dựng hạ tầng số phù hợp với điều kiện địa phương. Bên cạnh đó, địa phương nên tổ chức các khóa tập huấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp địa phương nhằm đảm bảo sự đồng bộ trong toàn hệ thống. TS Uyên cũng đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phân tích hành vi và xu hướng tiêu dùng của du khách, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm và nâng cao sự hài lòng của du khách.

    Cũng tại hội thảo, TS Lê Hoàng Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, đề xuất tỉnh Bình Thuận cần phát triển một ứng dụng du lịch có quy mô lớn, tích hợp các dịch vụ đa dạng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách. Theo TS Dũng, việc kết nối các giá trị đặc thù của địa phương, từ vùng núi đến vùng biển, sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho kỳ nghỉ của du khách. Không chỉ dừng lại ở các mô hình nông trại hay làng nghề, Bình Thuận cần chú trọng khai thác các yếu tố sáng tạo, đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương vào không gian số, tạo ra các trải nghiệm bắt mắt, phù hợp với thị hiếu mới của khách du lịch.

    dịp để lắng nghe những chia sẻ, đóng góp ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số của địa phương trong thời gian tới.
    Hội thảo là dịp để lắng nghe những chia sẻ, đóng góp ý kiến từ các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số của tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới.

    Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Sở Tài nguyên và Môi trường đã nêu vấn đề về việc xây dựng cơ sở dữ liệu số trong lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời đặt câu hỏi về phương pháp đo lường và kết nối trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp tại địa phương. PGS.TS Châu Nguyễn Xuân Quang, Phó Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, cho biết hiện có nhiều dữ liệu liên quan đến nông nghiệp, tài nguyên và môi trường nhưng vẫn tồn tại hạn chế trong việc liên kết và truy cập, đồng thời nội dung dữ liệu còn thiếu tính đồng bộ. Theo PGS.TS Xuân Quang, trong thời gian tới, địa phương nên thiết kế và phát triển một hệ thống cơ sở dữ liệu mới có tính tích hợp cao và khả năng liên thông giữa các ngành, nhằm hỗ trợ hiệu quả cho quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp.

    PGS.TS Nguyễn Văn Vũ, Trường ĐH Khoa học tự nhiên nhấn mạnh rằng trong quá trình chuyển đổi số, cần xác định rõ đối tượng người dùng cũng như đánh giá tác động cụ thể đến người dân. Theo ông, đây là yếu tố then chốt để đo lường hiệu quả một cách toàn diện của quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, PGS.TS Nguyễn Văn Vũ cho rằng giải pháp truy xuất nguồn gốc hiện nay chưa đạt hiệu quả cao, do thiếu cơ chế đánh giá toàn diện về mức độ đáp ứng nhu cầu thực tế và hiệu quả sử dụng từ phía người dân.

    Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh cho biết, với 28.000 héc-ta trồng thanh long – lớn nhất cả nước, tỉnh có thế mạnh xuất khẩu nhưng sản phẩm chế biến còn hạn chế, giá trị gia tăng chưa cao. Lãnh đạo tỉnh kỳ vọng các chuyên gia ĐHQG-HCM sẽ chia sẻ các giải pháp công nghệ giúp nâng cao giá trị trái thanh long, phát triển bền vững chuỗi ngành hàng này và định hướng đổi mới công nghệ theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW.

    PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp, Trường ĐH Quốc tế, đánh giá thanh long có tiềm năng lớn trong y dược và công nghệ sinh học nhờ chứa nhiều vi chất và chất chống oxy hóa. Việc tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ mở rộng tiềm năng xuất khẩu. PGS.TS Nguyễn Thị Hiệp cũng cho rằng Bình Thuận cần phát triển mô hình sản xuất xanh, đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu để khai thác hiệu quả tiềm năng trong lĩnh vực y tế, dược phẩm và công nghệ vi sinh.

    Hội thảo là sự kiện khoa học quan trọng, thể hiện quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW
    Hội thảo là sự kiện khoa học quan trọng, thể hiện quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.

    Tạo đột phá phát triển công nghiệp của địa phương

    GS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, nhận định Bình Thuận có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lượng và trữ lượng khoáng sản như titan và zircon. Đây là những nguồn lực quan trọng cần được khai thác hiệu quả để tạo đột phá cho phát triển công nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình phát triển có thể phát sinh xung đột giữa các ngành, điển hình như việc mở rộng điện gió, điện mặt trời có thể ảnh hưởng đến quỹ đất nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng các cụm công nghiệp dịch vụ kỹ thuật sẽ đóng vai trò then chốt nếu Bình Thuận hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp năng lượng. Điều này đòi hỏi một hệ sinh thái phát triển đồng bộ và thống nhất, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và các trung tâm đào tạo phù hợp.

    “Để thu hút đầu tư, Bình Thuận cần ban hành các chính sách hỗ trợ cụ thể, nhất là trong các thủ tục liên quan đến thuế, đất đai. Trong phạm vi thẩm quyền, địa phương hoàn toàn có thể chủ động tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhất là khi Nghị quyết số 57-NQ/TW đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho việc thu hút nguồn lực công nghệ cao”, GS.TS Phong nhấn mạnh.

    Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Vũ Hải Quân, nhấn mạnh việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW cần đạt hiệu quả thực chất, phù hợp với điều kiện địa phương. Giám đốc ĐHQG-HCM đề xuất tỉnh Bình Thuận cần chủ động tìm kiếm, lựa chọn các doanh nghiệp có sản phẩm cụ thể để thí điểm mô hình liên kết “ba nhà” (nhà nước – nhà trường – doanh nghiệp), từ đó đánh giá hiệu quả triển khai trước khi nhân rộng.

    GS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, nhận định Bình Thuận có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lượng và trữ lượng khoáng sản như titan và zircon.
    GS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, nhận định Bình Thuận có thế mạnh nổi bật về công nghiệp năng lượng và trữ lượng khoáng sản như titan và zircon.

    Liên quan đến chuyển đổi số, PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng địa phương nên đầu tư xây dựng hệ thống báo cáo, khuyến nghị chuyển đổi số dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Những báo cáo này không chỉ giúp doanh nghiệp định hình chiến lược phát triển thương hiệu mà còn là cơ sở để tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phù hợp. Lãnh đạo ĐHQG-HCM khẳng định các chuyên gia, nhà khoa học sẵn sàng đóng vai trò tư vấn, phối hợp xây dựng các “đầu bài” cụ thể nhằm giúp địa phương triển khai hiệu quả nhất các kế hoạch chuyển đổi số.

    Ngoài ra, PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng Bình Thuận nên ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực trọng tâm, trong đó có y tế, kết hợp với lợi thế biển để phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Ông cho biết nhu cầu khám chữa bệnh ở nước ngoài của người dân Việt Nam hiện rất lớn và việc tập trung khai thác phân khúc này sẽ tạo thuận lợi để hình thành hệ sinh thái y tế hiện đại tại địa phương.

    Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia, nhà khoa học. Ông khẳng định các ý kiến thảo luận là cơ sở quan trọng để địa phương triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW. Lãnh đạo tỉnh cam kết tiếp thu nghiêm túc các đề xuất, sáng kiến, đồng thời nhấn mạnh đây sẽ là tiền đề để Bình Thuận hiện thực hóa mục tiêu phát triển đột phá trên ba trụ cột kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.

    KHẮC HIẾU

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên