Tin tức - Sự kiện

Diễn giải văn hóa Tây Nguyên qua tác phẩm của Nguyên Ngọc - NCS. Ngũ Nhị Song Hiền

  • 08/08/2024
  • Tên đề tài: Diễn giải văn hóa Tây Nguyên qua tác phẩm của Nguyên Ngọc
    Chuyên ngành: Văn hoá học
    Mã số: 9229040
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngũ Nhị Song Hiền
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Buôn Krông Thị Tuyết Nhung
    Tên cơ sở đào tạo: Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Mục tiêu của luận án là nghiên cứu, khái quát diện mạo, đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên được diễn giải qua tác phẩm của Nguyên Ngọc, cụ thể qua ba phương diện là văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử của các tộc người tại chỗ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành và tiếp cận hệ thống, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp so sánh đối chiều nhằm làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt trong diễn giải văn hóa Tây Nguyên của Nguyên Ngọc với các nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, chúng tôi đánh giá, phân tích những đóng góp riêng của tác giả trong việc nhận chân các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc của vùng đất này. Từ đây, luận án bổ sung một góc nhìn về diện mạo, đặc trưng của nền văn hóa Tây Nguyên, cung cấp tính mới trong nghiên cứu văn hóa qua văn học. Điều này rất có ý nghĩa trong việc góp phần gìn giữ và phát huy các nét bản sắc văn hóa độc đáo của một vùng đất đang đứng trước nguy cơ mai một và biến đổi.
    2. Những kết quả của luận án
    2.1. Về phương diện khoa học
    -Luận án đóng góp một cái nhìn, cách diễn giải có tính hệ thống về diện mạo, đặc trưng của vùng văn hóa Tây Nguyên qua mảng bút ký viết từ sau 1975 của Nguyên Ngọc trên các phương diện như văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử của người Tây Nguyên.
    -Luận án góp một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên (tiếp cận văn hóa qua văn học), góp phần làm phong phú thêm kiến thức trong ngành văn hóa học.
    2.2. Về ý nghĩa thực tiễn
    -Luận án góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên, phát triển bền vững văn hóa Tây Nguyên trong xã hội hiện đại.
    -Luận án góp phần giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa Tây Nguyên, đóng góp vào nguồn tri thức quý báu cho việc ứng dụng vào giảng dạy các vấn đề về văn hóa vùng; phục vụ cho phát triển văn hóa và du lịch hướng đến phát triển bền vững tại vùng đất này.
    3. Hướng phát triển tiếp theo của luận án
    Trong những công trình tiếp theo, chúng tôi tập trung nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiếp nhận văn hóa Tây Nguyên qua tác phẩm của Nguyên Ngọc từ phía độc giả. Qua đó, chúng tôi sẽ nhìn nhận, đánh giá toàn diện về những đóng góp của tác giả cả về mặt lý luận và thực tiễn trên vùng đất Tây Nguyên giàu bản sắc với các di sản văn hóa độc đáo. 

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên