Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Đặc trưng của giáo dục khai phóng là tinh thần tranh luận
Hội thảo

Đặc trưng của giáo dục khai phóng là tinh thần tranh luận

  • 18/09/2018
  • GS.TS Võ Văn Sen - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV khẳng định như vậy tọa đàm “Triết lý giáo dục Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM và đề xuất chuẩn đầu ra từ triết lý giáo dục của trường” do Trường ĐH KHX&NV ĐHGQ-HCM tổ chức chiều 18/9.

    GS.TS Võ Văn Sen phát biểu đề dẫn tại tọa đàm. Ảnh: HIẾU TIÊN

    Trình bày về triết lý giáo dục khai phóng, GS.TS Võ Văn Sen nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như bề dày lịch sử lâu đời của triết lý này. Ông cho rằng: “Đặc trưng của giáo dục khai phóng thể hiện ở tinh thần tranh luận, đối thoại trong lớp học và không học một chiều. Cần có sự đánh giá, phản biện giữa sinh viên với nhau và giữa giảng viên với sinh viên để tìm ra chân lý”.

    Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV lưu ý rằng, ở bất kỳ lĩnh vực nào trong mô hình đại học nghiên cứu của ĐHQG-HCM hiện nay cũng cần lấy tinh thần khai phóng và những triết lý nhân văn làm nền tảng. GS.TS Võ Văn Sen khẳng định: “Khai phóng là phải biết nắm bắt quy luật. Muốn tự do phải hiểu quy luật và để hiểu quy luật thì cần học rộng đồng thời có liên hệ với một ngành cụ thể”. Nguyên Hiệu trưởng tâm niệm Trường ĐH KHXH&NV không đào tạo nghề mà chỉ đào tạo ngành và ở mỗi ngành đều có tính linh động rất cao.

    Theo TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng ĐHQG-HCM, một triết lý giáo dục cần phải đáp ứng ba vấn đề cơ bản: mục tiêu, cách thức đạt mục tiêu và vai trò các bên liên quan. TS Nguyễn Quốc Chính đã lấy ví dụ từ các trường đại học lớn trên thế giới như ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Duke (Mỹ)… để làm rõ lập luận này. Bên cạnh đó, ông cũng lưu ý về tính thống nhất của triết lý từ cấp quốc gia đến nhà trường, giảng viên, sinh viên… 

     “Triết lý giáo dục cần phải linh động, nhất là về phương thức triển khai. Đối với từng ngành, nghề, lứa sinh viên… cần có những điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp” – TS Nguyễn Quốc Chính cho biết.

    TS Nguyễn Quốc Chính trình bày tham luận tại tọa đàm. Ảnh: HIẾU TIÊN

    Đánh giá về triết lý giáo dục đa văn hóa, TS Nguyễn Duy Mộng Hà - Trưởng Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Trường ĐH KHX&NV cho rằng triết lý này cần được lồng ghép vào chương trình đào tạo từng đơn vị… Theo TS Hà, từ năm 2011, các khoa/bộ môn của Trường ĐH KHX&NV ĐHQG-HCM như Địa lý, Đông Phương học, Văn hóa học đã đưa những yếu tố của triết lý Đa văn hóa vào chuẩn đầu ra. Tiếp đó, vào các năm 2014, 2016 nhiều đơn vị khác của trường đã lần lượt bổ sung hoàn thiện triết lý đa văn hóa.

    Sau phần trình bày của ba diễn giả, các trưởng khoa/bộ môn của Trường ĐH KHX&NV ĐHQG-HCM đã có những bàn luận, bổ sung và đề xuất liên quan triết lý giáo dục từng ngành và việc áp dụng vào chuẩn đầu ra của trường.

    PHAN NAM
     

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên