Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Đạo đức truyền thống của người KHMER Nam bộ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người KHMER Tỉnh An Giang hiện nay - NCS. Nguyễn Văn Thạnh
Tin tức - Sự kiện

Đạo đức truyền thống của người KHMER Nam bộ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người KHMER Tỉnh An Giang hiện nay - NCS. Nguyễn Văn Thạnh

  • 21/01/2022
  • Tên đề tài: Đạo đức truyền thống của người KHMER Nam bộ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người KHMER Tỉnh An Giang hiện nay
    Chuyên ngành: Triết Học  
    Mã số:  9.22.90.01
    Họ và tên Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Thạnh
    Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Tấn Hưng, 2. PGS,TS. Trần Mai Ứơc    
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Từ góc độ triết học Mác - Lênin, ý thức đạo đức là bộ phận của hình thái ý thức xã hội hay đời sống tinh thần được hình thành, phát triển trên nền tảng của tồn tại xã hội, tức đời sống vật chất, phản ánh và tác động trở lại một cách biện chứng đối với tồn tại xã hội. Các thành tố của đời sống tinh thần xã hội, trong đó có đạo đức tồn tại độc lập và tác động qua lại lẫn nhau để qua đó góp phần định hình nội dung và cấu trúc của đời sống tinh thần xã hội một cách tương đối độc lập đối với đời sống vật chất xã hội. 
    Từ bình diện Lịch sử và Văn hóa, có thể thấy rằng, xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống các giá trị truyền thống của người Việt Nam luôn được hình thành và phát triển trong tính gắn bó mật thiết cùng chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến hôm nay. Trong đó, những chuẩn mực đạo đức nói chung, đạo đức truyền thống nói riêng luôn là thành tố then chốt bởi tính đặc thù về vai trò, chức năng của nó đối với đời sống xã hội. Nhìn vào chiều dài lịch sử có thể thấy, vùng đất Nam Bộ được xem là địa bàn cư trú có đặc trưng đa dạng về nhân học, địa lý, thỗ nhưỡng, và trải qua thời gian dài định hình nên địa vực cư trú trong tính đa dạng về văn hóa như thế đã góp phần tạo nên sự hỗn dung, tiếp biến văn hóa trong sự quần tụ, sinh sống giữa các tộc người để hình thành nên nhiều giá trị chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống để từ đó tạo nên tính cố kết bền vững và thống nhất lâu dài. Trong sự phát triển ổn định đó đời sống văn hóa tộc người, có thể thấy người Khmer Nam Bộ là tộc người có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Đó là cộng đồng người có đời sống văn hóa tinh thần đặc sắc được gắn liền cùng hệ giá trị đạo đức truyền thống mang tính biểu tượng trong lòng văn hóa Khmer. Những giá trị đạo đức truyền thống trong đời sống văn hóa của cộng đồng người Khmer không chỉ là thành tố quan trọng trong kết cấu văn hóa truyền thống của đời sống tộc người, mà nó còn là “linh hồn”, là sợi dây liên kết trong tâm thức của đồng bào với vai trò là trung tâm để thắt chặt giữa đời và đạo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển lối sống trên vùng đất Nam Bộ.
    Trong số các địa phương ở vùng đất Nam Bộ, tỉnh An Giang được xem là địa phương có bề dày lịch sử lâu đời, đó là vùng đất mở, năng động, nơi sinh tụ và kết nối của các tộc người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm,… để hợp thành vùng đất mới với tính đa dạng, phong phú trong đời sống văn hoá và đồng thời được gắn liền với những trang sử hào hùng của quá trình xây dựng và phát triển. Trong đó, người Khmer ở An Giang cùng với các tộc người khác đã phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết trong khai phá, mở mang bờ cõi để vừa khẳng định chủ quyền nơi biên giới phía Tây Nam, vừa thực hiện quá trình tổ chức và xây dựng đời sống một cách lâu dài trên nền tảng của đạo đức truyền thống để sinh tồn tại An Giang. Tuy nhiên, trong suốt hai thế kỷ định cư và sinh sống lâu dài tại vùng đất này, bên cạnh những thuận lợi và thế mạnh, trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer cũng bọc lộ những tồn tại, hạn chế do tác động mạnh mẽ từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh. Chính điều này đã làm cho đời sống xã hội của người Khmer An Giang biến đổi theo những hướng khác nhau, phát sinh những mầm móng, nguy cơ tụt hậu về tư tưởng, đạo đức và lối sống ngay trong lòng xã hội Khmer. Do vậy, xuất phát từ thực trạng, việc nghiên cứu và tìm hiểu “Đạo đức truyền thống của người Khmer Nam Bộ và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn hoá tinh thần cộng đồng người Khmer tỉnh An Giang hiện nay” chính là giải pháp hữu hiệu mang tính cấp thiết để góp phần bảo tồn và phát huy vai trò nền tảng của đạo đức truyền thống trong quá trình xây dựng và phát triển xã hội của xã hội Khmer ở An Giang. 
    Sau khi dành chương 1 để phân tích “Đạo đức truyền thống và những điều kiện, tiền đề hình thành đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ”, NCS đã đúc rút và xây dựng nên “Nội dung và đặc điểm đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ” ở chương 2, đồng thời tiến tới xây dựng  chương 3 với nội dung “Thực trạng ảnh hưởng của đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần cộng đồng người Khmer tỉnh An Giang hiện nay” với mục đích chỉ rõ thực trạng biến đổi, cũng như đưa ra nhận định về những vấn đề đặt ra có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng nên những phương hướng và giải pháp phù hợp, thiết thực nhằm góp phần bảo tồn và phát huy có hiệu quả nền tảng của đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống và đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer tỉnh An Giang. 
     2. Những kết quả mới của luận án
    Thứ nhất, từ việc phân tích, luận giải những điều kiện, tiền đề hình thành đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ, luận án đã luận chứng được rằng, sự hình thành đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer được ra đời gắn liền một cách xuyên suốt, không tách rời với hoàn cảnh sống, cũng như sức mạnh nội sinh trong lòng văn hóa Khmer trong suốt quá trình định cư và sinh tụ lâu dài tại Nam Bộ - Việt Nam. 
    Thứ hai, luận án đã phân tích và làm rõ nội dung trong đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ để qua đó cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của nó đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer tỉnh An Giang. Đồng thời luận án cũng chỉ ra những đặc điểm của đạo đức truyền thống của người Khmer Nam Bộ với các đặc điểm lớn như: Đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ gắn liền với tín ngưỡng, tôn giáo; Đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ thể hiện triết lý nhân sinh sâu sắc; Đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ mang tính dung hợp; Đạo đức truyền thống của cộng đồng người Khmer Nam Bộ gắn liền với tự nhiên trong dòng chảy nội sinh của văn hóa Khmer trong suốt quá trình sinh tụ.
    Thứ ba, trước tác động đa chiều từ các yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh đối với đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer tỉnh An Giang, luận án đã xây dựng các phương hướng và giải pháp cụ thể, thiết thực với mong muốn vừa phát huy vai trò, sức mạnh từ nền tảng tinh thần của đạo đức truyền thống, vừa hạn chế, triệt tiêu những tồn tại, hạn chế của đạo đức truyền thống đối với đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer tỉnh An Giang hiện nay.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án
    Những giải pháp có tính định hướng nhằm bảo tồn và phát huy đạo đức truyền thống của người Khmer Nam Bộ mà luận án nghiên cứu rút ra sẽ là luận cứ khoa học mang ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer Nam Bộ nói chung và cộng đồng người Khmer tỉnh An Giang hiện nay nói riêng. Kết quả nghiên cứu từ luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng dạy về Triết học (triết học văn hóa, triết học tôn giáo, triết học đạo đức,…), Văn hoá học, Tôn giáo học, Đạo đức học, Dân tộc học ở các trường đại học và cao đẳng trên phạm vi cả nước.
     

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên