Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Thơ văn Nguyễn Hàm Ninh trong văn học triều Nguyễn thế kỷ XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam - NCS. Nguyễn Thị Bích Đào
Tin tức - Sự kiện

Thơ văn Nguyễn Hàm Ninh trong văn học triều Nguyễn thế kỷ XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam - NCS. Nguyễn Thị Bích Đào

  • 01/10/2024
  • Tên đề tài: Thơ văn Nguyễn Hàm Ninh trong văn học triều Nguyễn thế kỷ XIX
    Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
    Mã số ngành: 9220121
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Bích Đào
    Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Giang
    Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
    + Tóm tắt nội dung luận án:
    Luận án nghiên cứu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật di sản văn học của Nguyễn Hàm Ninh, nhằm xác định những đóng góp của ông trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói chung và triều Nguyễn thế kỷ XIX nói riêng. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là khảo cứu thơ và văn của Nguyễn Hàm Ninh, tuy vậy, do tình hình tư liệu tác phẩm văn của Nguyễn Hàm Ninh còn ít, dẫn đến việc nghiên cứu về mảng văn của Nguyễn Hàm Ninh không được nhiều như mảng thơ. Ngoài ra, luận án còn khảo cứu thơ văn của một số tác giả tiêu biểu triều Nguyễn, đặc biệt là thơ văn của các tác giả trong Mặc Vân thi xã mà Nguyễn Hàm Ninh là một thành viên, để xác định vị trí của ông. Về phạm vi nghiên cứu, luận án giới hạn nghiên cứu vào sáng tác của Nguyễn Hàm Ninh trong mối tương quan với sáng tác của các vị thi quan, ông hoàng trong triều đình nhà Nguyễn ở kinh đô Huế vào thế kỷ XIX. Bởi vì, Nguyễn Hàm Ninh thuộc loại hình tác giả nhà Nho cổ điển và vẫn bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến, thành danh ở kinh đô Huế, sáng tác bằng chữ Hán - Nôm và chưa có mối liên hệ hay tiếp xúc với văn học Quốc ngữ ở Đàng Trong cuối thế kỷ XIX. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong luận án là: Phương pháp nghiên cứu văn bản học Hán Nôm; Phương pháp tiểu sử; Phương pháp tiếp cận liên ngành; Phương pháp so sánh – đối chiếu; Phương pháp phân tích – tổng hợp.
    + Những kết quả của luận án:
    1. Luận án hệ thống lại tư liệu nghiên cứu về tác giả Nguyễn Hàm Ninh, đồng thời cung cấp bản phiên âm, dịch nghĩa, chú thích 266 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Hàm Ninh (gồm 240 bài trong Tĩnh Trai tiểu thảo trích sao, 16 bài trong Tĩnh Trai thi sao và 10 bài trong Danh biên tập lục) và 12 bài thơ của Tùng Thiện Vương viết về Nguyễn Hàm Ninh cùng phần khảo luận của luận án. Qua đó, xác định tình hình sáng tác; tác phẩm hiện còn; biện luận những nghi vấn về tiểu sử, cuộc đời và sự nhầm lẫn về văn bản tác phẩm của Nguyễn Hàm Ninh.
    2. Nghiên cứu Nguyễn Hàm Ninh trong một giai đoạn văn học cụ thể, luận án đã xác định được trung thực những đóng góp về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật thơ văn của ông. Đây sẽ là dữ liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu tiến trình phát triển văn học Việt Nam, đặc biệt là thơ chữ Hán, thông qua sự chuyển biến trong sáng tác của một tác giả cụ thể.
    3. Muốn phục dựng chân dung của một tác gia trong quá khứ, thiết nghĩ, việc quan trọng trước hết là phải xác định trong quá khứ tác gia ấy đã làm được gì. Sự nỗ lực trong cả bốn chương của luận án, cốt cũng nhằm cố gắng tìm câu trả lời cho câu hỏi trên. Sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu, xin kết luận: Nguyễn Hàm Ninh quả đúng là một thi nhân tài danh, có địa vị và có đóng góp đáng kể vào thành tựu văn học triều Nguyễn ở thế kỷ XIX. Thơ Nguyễn Hàm Ninh đáng được nghiên cứu và phổ biến; nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện qua sáng tác của ông thực sự có giá trị góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử văn học và lý luận phê bình văn học thời Nguyễn nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
    + Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
    Với những kết quả trên, luận án “Thơ văn Nguyễn Hàm Ninh trong văn học triều Nguyễn thế kỷ XIX” có khả năng ứng dụng trong thực tiễn như sau:
    1. Luận án đã xây dựng được một hệ thống tư liệu cơ sở từ nguồn tư liệu Hán – Nôm để làm tài liệu tham khảo/trích dẫn trong việc nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Hàm Ninh. Nguồn tư liệu này có thể phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy văn học sử về một tác giả thuộc một giai đoạn văn học cụ thể.
    2. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu diễn trình vận động và phát triển văn học triều Nguyễn thế kỷ XIX nói chung và ý thức sáng tác, cũng như thành tựu văn học của tác giả Nguyễn Hàm Ninh nói riêng.

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên