Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 12

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 14

Warning: Trying to access array offset on value of type bool in /home/vnuhcm/frontend/apps/sources/sites/modules/models/Menu.php on line 17
Tư tưởng nhân văn trong tác phẩm “Những nguyên lý triết học tương lai” của Ludwig Feuerbach và ý nghĩa lịch sử của nó - NCS. Nguyễn Thị Cẩm Tú
Tin tức - Sự kiện

Tư tưởng nhân văn trong tác phẩm “Những nguyên lý triết học tương lai” của Ludwig Feuerbach và ý nghĩa lịch sử của nó - NCS. Nguyễn Thị Cẩm Tú

  • 31/10/2023
  • Tên đề tài: Tư tưởng nhân văn trong tác phẩm “Những nguyên lý triết học tương lai” của Ludwig Feuerbach và ý nghĩa lịch sử của nó
    Chuyên ngành: Triết học         
    Mã số: 9.22.90.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Cẩm Tú
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch                          
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
    1. Tóm tắt nội dung luận án
    Trong lịch sử triết học phương Tây, khó có thể đánh giá hết ảnh hưởng sâu rộng của triết học cổ điển Đức từ thời cận hiện đại cho đến nay. Thật vậy, từ triết học “phê phán” của Kant, chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Fichte, triết học đồng nhất của Schelling đến chủ nghĩa duy tâm biện chứng Hegel, chủ nghĩa duy vật nhân bản Feuerbach ta đều thấy tính kế thừa có phê phán. Điều đó có thể nhận thấy rằng triết học cổ điển Đức đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của nền triết học nhân loại. Vì thế, việc nghiên cứu triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học nhân văn có sự tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhận thức con người ở Việt Nam hiện nay. Vì con người là trung tâm của sự phát triển trở thành định hướng chiến lược, triết lý hành động xuyên suốt quá trình phát triển của Việt Nam được triển khai tại Đại hội Đảng lần thứ XIII về phát triển con người trong kỷ nguyên mới.
    Sau khi dành chương 1 để phân tích những điều kiện lịch sử, tiền đề lý luận hình thành tư tưởng nhân văn trong tác phâm Những nguyên lý triết học tương lai của Ludwig Feuerbach, chương 2 của luận án tiến hành phân tích tư tưởng nhân văn của Ludwig Feuerbach trong tác phẩm Những nguyên lý triết học tương lai và một số tác phẩm trước đó của ông để hiểu sâu hơn về quan điểm con người tự nhiên và con người xã hội của Ludwig Feuerbach. Ở chương 3, luận án phân tích những giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử trong tác phẩm những nguyên lý triết học tương lai của Ludwig Feuerbach. Hơn nữa, phân tích những hạn chế trong quan điểm tư tưởng nhân văn của ông để nhận thấy tính kế thừa của Marx và Engels về quan điểm con người xã hội. Những hạn chế trong quan điểm con người xã hội của Ludwig Feuerbach được Marx và Engels nghiêm túc tiếp nhận và cải biến cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh giành tự do. Thông qua đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm con người tự nhiên và con người xã hội để đưa ra những chiến lược, chính sách trong đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nước, nhằm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh.
    2. Những kết quả mới của luận án
    Thứ nhất, luận án đã trình bày và làm rõ một cách có hệ thống tư tưởng nhân văn của L. Feuerbach trong một tác phẩm điển hình là “Những nguyên lý triết học tương lai”.
    Thứ hai, luận án đã phân tích những giá trị, hạn chế và rút ra ý nghĩa lịch sử của tư tưởng nhân văn L. Feuerbach trong tác phẩm “Những nguyên lý triết học tương lai”, qua đó góp thêm một ý tưởng về mối liên hệ lịch sử và những ảnh hưởng của L. Feuerbach đối với sự hình thành chủ nghĩa nhân đạo hiện thực do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng.
    3. Khả năng ứng dụng của luận án
    Việc nghiên cứu tư tưởng nhân văn L. Feuerbach trong tác phẩm “Những nguyên lý triết học tương lai” một cách có hệ thống cả về nội dung, giá trị và ý nghĩa của nó, giúp chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học thời kì Khai sáng Pháp, chủ nghĩa duy vật Pháp thế kỉ XVII – XVIII đối với tư tưởng nhân văn L. Feuerbach nói riêng đối với thời đại hiện nay. Đó là cách gián tiếp khẳng định giá trị, tính đúng đắn của thế giới quan duy vật biện chứng, giúp chúng ta hiểu được những giá trị tư tưởng có thể vận dụng vào thực tiễn của đất nước. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của các cá nhân và tổ chức có liên quan. 

    Tệp đính kèm:

    Vui lòng nhập nội dung
    Vui lòng nhập mã xác nhận

    Hãy là người bình luận đầu tiên