Tin tức - Sự kiện

BIẾN ĐỔI KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN, BÌNH THUẬN (1975 - 2015) - NCS. Lý Hoàng Nam

  • 27/02/2020
  • Tên luận án: “BIẾN ĐỔI KINH TẾ, VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN, BÌNH THUẬN (1975 - 2015)”

    Chuyên ngành: Dân tộc học 
    Mã số:62.22.70.01
    Họ và tên nghiên cứu sinh:  Lý Hoàng Nam
    Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Xuân Biên
    Tên cơ sở đào tạo: Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Tp.HCM)

    + Tóm tắt nội dung luận án (abstract) – viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
            Luận án hướng đến việc phân tích, nhận định, đánh giá khái quát về sự biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Để tiến hành phân tích, làm rõ mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các lý thuyết: Thuyết phát triển của R.I.nglehart, thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết diễn ngôn. Việc thu thập, xử lý nguồn dữ liệu luận án từ cộng đồng được thực hiện trên phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng đặc biệt là điền dã dân tộc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế như là tiền đề của sự biến đổi về văn hóa xã hội ở người Chăm; hướng tới sự phát triển của xã hội ở cộng đồng người Chăm từ truyền thống đến biến đổi, nhất là những biến đổi trên quy mô lớn (cộng đồng) đến quy mô nhỏ, cấp độ gia đình, dòng họ. Yếu tố tác động chủ yếu đến sự biến đổi của các thành tố kinh tế, văn hóa xã hội là sự tác động của chính sách của đảng và nhà nước, bên cạnh đó các yếu tố tộc người cũng được đề cập đến trong mối quan hệ của sự biến đổi này. 

    + Những kết quả của luận án
    - Trên cơ sở dữ liệu khảo sát, điều tra, nghiên cứu tại hai cộng đồng. luận án sẽ trình bày hệ thống, đầy đủ các đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa tộc người của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
      - Luận án chỉ ra những biến đổi và phân tích những động thái cụ thể, trực tiếp tác động đến việc biến đổi kinh tế, xã hội và văn hóa tộc người của người Chăm
    - Luận án nhận đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của người Chăm trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
     + Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
    -    Vai trò của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận là quan trọng, cần có sự định hướng về chính sách cho cộng đồng Chăm trong quá trình hội nhập và phát triển.
    -    Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị của cộng đồng người Chăm, cần tiến hành các cuộc vận động về kinh tế, văn hóa và xã hội trên cơ sở định hướng của Nhà nước, trong đó việc phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng là quan trọng, nhằm tạo tiền đề cho cộng đồng người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận phát triển một cách bền vững.
    -    Tăng cường giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa của tín ngưỡng địa phương vùng Chăm là một cách thức nhằm khơi dậy lòng yêu mến những giá trị văn hóa đa dạng vốn kết tinh từ những thích nghi, sáng tạo từ việc gian khổ mưu sinh của nhiều thế hệ người Chăm trong qua trình hình thành và phát triển cộng đồng đối với cộng đồng các dân tộc trong và ngoài nước, góp phần khẳng định giá trị văn hóa văn hóa da dạng, thống nhất
     

    Tệp đính kèm: