Tên đề tài: Chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62310102
Họ tên NCS: Hồ Diệu Mai
Mã số NCS: 015102004
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Trình, PGS.TS Nguyễn Hoàng Phương
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tóm tắt luận án
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng các phương pháp luận như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng hóa khoa học; Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người, quyền được sống, được bảo vệ; bên cạnh đó kết hợp với các phương pháp ứng dụng, gồm: phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu, phương pháp phân tích, đánh giá tác động của chính sách, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát và kỹ thuật xử lý số liệu để tiến hành tham chiếu, phân tích, luận giải, đánh giá, chỉ ra những nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong quá trình thực thi chính sách an sinh xã hội, từ đó nhận diện tính hiệu lực và hiệu quả của chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM. Trên cơ sở đó, luận án được kết cấu làm 4 chương: Chương 1, Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM; Chương 2, Cơ sở khoa học về chính sách an sinh xã hội; Chương 3, Thực trạng về chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM; Chương 4, Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả đối với chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM.
2. Những kết quả mới của luận án
Thứ nhất, nhận diện khung lý thuyết và hướng tiếp cận của khoa học về Kinh tế chính trị trong nghiên cứu về chính sách an sinh xã hội, trong đó đề xuất một số khái niệm mới như khái niệm về chính sách xã hội, chính sách an sinh xã hội, khái niệm thực thi chính sách an sinh xã hội, cấu trúc, chức năng, vai trò của chính sách an sinh xã hội …;
Thứ hai, đánh giá, phân tích thực trạng từ đó chỉ ra những bất cập của chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM, gồm: (1) những quy chính sách, pháp luật về an sinh xã hội chưa đồng bộ, chưa kịp thời và chậm sửa đổi, thiếu sự linh hoạt và chưa phù hợp với tình hình thực tế và đặc biệt là thụ động trong quá trình vận dụng, thực thi chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh bất thường, dẫn đến một số người dân rơi khỏi sàn bao phủ của chính sách; (2) quy định về định mức trợ giúp xã hội chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển; (3) mức độ bao phủ của chính sách an sinh xã hội đối với người dân còn hạn chế đặc biệt là tỷ lệ người già neo đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, người bị sốc về tâm lý,… rơi khỏi trợ giúp xã hội; (4) hành lang pháp lý quy định về các chính sách xã hội hóa đối với quá trình thực thi chính sách an sinh xã hội nhằm thu hút sự đồng hành của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn còn hạn chế; (5) chậm đổi mới và số hóa trong quá trình thực thi chính sách an sinh xã; (6) các quy định về chính sách và cơ chế thực thi chính an sinh xã hội vẫn thực hiện theo cơ chế xin và cho, phản án tính thụ động trong thiết kế chính sách hơn là tính kích cầu của chính sách.
Thứ ba, luận án đề xuất một số giải pháp, hướng khắc phục những hạn chế đối với chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM, gồm: (1) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách an sinh xã hội phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội ở TP.HCM; (2) Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy xây dựng, ban hành, thực thi chính sách an sinh xã hội; (3) Giải pháp về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, cán sự xã hội trong việc tổ chức, thực thi chính sách an sinh xã hội; (4) Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với quá trình xây dựng, ban hành, tổ chức triển khai thực thi chính sách an sinh xã hội; (5) Giải pháp về tăng cường hoạt động truyền thông, vận động quần chúng, phổ biến chính sách, pháp luật về chính sách an sinh xã hội ; (6) Giải pháp về tăng cường các điều kiện về tài chính, kinh tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình thực thi chính sách an sinh xã hội.
3. Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hay những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Luận án góp phần hoàn thiện khung lý luận về nghiên cứu chính sách an sinh xã hội, minh chứng được các luận điểm về bất cập của chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM, chỉ ra những cơ sở khoa học về sự bất cập; gợi mở một số giải pháp đối với hoạt động quản lý nhà nước trong việc hoạch định, xây dựng, ban hành và tổ chức thực thi chính sách an sinh xã hội ở TP.HCM; kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tư liệu bổ sung, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về chính sách an sinh xã hội. Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về Khoa học Hành chính, Quản lý công, Luật học, Kinh tế Chính trị, Chính sách công,…
Từ kết quả nghiên cứu luận án gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo như sau:
(1) Những quy về chính sách pháp luật về an sinh xã hội chưa đồng bộ, chưa kịp thời và chậm sửa đổi, thiếu sự linh hoạt và chưa phù hợp với tình hình thực tế và đặc biệt là thụ động trong quá trình vận dụng, thực thi chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh bất thường, dẫn đến một số người dân rơi khỏi sàn bao phủ của chính sách; (2) quy định về định mức trợ giúp xã hội chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và xu thế phát triển; (3) Xây dựng, ban hành chính sách xã hội hóa về chính sách an sinh xã hội; (4) Đánh giá hiệu quả xã hội hóa cung ứng các dịch vụ công cơ bản; (5) Quản lý nhà nước đối với nguồn kinh phí cung ứng cho quá trình thực thi chính sách sách an sinh xã hội hướng đến đảm bảo an ninh về đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Hãy là người bình luận đầu tiên