- Tên luận án: “Đối chiếu văn bản thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt”
- Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH ĐỐI CHIẾU
- Mã số: 62.22.01.10
- Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Ngọc Thanh
- Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Sâm, PGS.TS Dư Ngọc Ngân
- Tên cơ sở đào tạo: Bộ môn Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
+ Tóm tắt nội dung luận án (abstract) - viết dưới dạng tóm tắt bài báo khoa học
Luận án nghiên cứu các văn bản thư tín thương mại của Anh-Mỹ và VN, trong đó luận án đi sâu nghiên cứu văn bản thư tín thương mại, bao gồm thể loại thuyết phục và thể loại thông tin xấu, trên các bình diện đặc trưng về hình thức, về cấu trúc bước thoại và chiến lược, và một số đặc điểm ngôn ngữ nổi trội.
Luận án đã hệ thống một số vấn đề cơ bản về lý thuyết văn bản, diễn ngôn thương mại, trong đó, ưu tiên tìm hiểu sâu hơn văn bản viết, tìm ra đặc điểm các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh, tiếng Việt về cấu trúc bước thoại, chiến lược và đặc trưng ngôn ngữ, hệ thống hóa các thể loại thư tín thương mại với các mục đích giao tiếp của từng loại, nhận diện văn bản này theo nội dung, mục đích sử dụng, ngữ vực và hệ thống các mô hình cấu trúc thể loại. Qua đó, luận án tiến hành só sánh đối chiếu các văn bản thư tín thương mại tiếng Anh, tiếng Việt nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng về hình thức trình bày, cấu trúc bước thoại và chiến lược, và một số bình diện ngôn ngữ nổi trội.
+ Những kết quả của luận án
1. Luận án đã hệ thống lại những cơ sở lý luận cho nghiên cứu hệ thống văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt.
2. Luận án đã xác lập hệ thống văn bản thư tín thương mại và các thể loại, đặc điểm ngôn ngữ trong một số bước thoại, chiến lược và một số bình diện ngôn ngữ trong văn bản thư tín thương mại Tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Chỉ ra đặc điểm về cấu trúc hình thức và nội dung của một số thể loại văn bản thư tín thương mại tiếng Anh và tiếng Việt.
4. Đưa ra kết quả so sánh đối chiếu văn bản thư tín thương mại tiếng Anh với tiếng Việt, qua đó, cho thấy sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa chúng trong thực tế cuộc sống.
5. Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho giảng dạy, học tập về văn bản thư tín thương mại tiếng Anh, tiếng Việt theo hướng phân tích thể loại.
6. Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm áp dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu, theo hướng ngôn ngữ văn bản giao dịch chứ không phải văn bản hành chính.
+ Các ứng dụng/ khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Nghiên cứu và vận dụng triệt để phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm rõ hơn nữa đặc điểm về hình thức, nội dung, đặc trưng ngôn ngữ của các văn bản thương mại nói chung và các văn bản pháp lý nói riêng.
Hãy là người bình luận đầu tiên