Tên đề tài: Gốm Chu Đậu từ góc nhìn văn hoá
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Ngọc Uyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Văn Thắng, TS. Hoàng Anh Tuấn
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM
1. Tóm tắt nội dung luận án
Nghiên cứu gốm Chu Đậu từ góc nhìn Văn hoá học trên cơ sở xem xét giá trị của gốm Chu Đậu truyền thống và hiện đại để minh chứng rõ thêm cho sự tiếp xúc văn hoá và tiếp biến văn hoá giữa các quốc gia ở khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng đã và đang tham gia thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên những lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị, ngoại giao, v.v. Qua đó góp phần khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời gợi mở những cách thức, mô hình để có thể bảo tồn và phát huy đa dạng di sản văn hoá gốm Chu Đậu trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
2. Những kết quả của luận án
2.1. Về phương diện khoa học
Về mặt khoa học, dưới góc nhìn văn hoá học, công trình đã tổng hợp một cách hệ thống và cung cấp những quan điểm chuyên sâu về gốm Chu Đậu, góp phần bổ sung thêm những dẫn chứng cho sự kế thừa những giá trị văn hoá truyền thống, sự tiếp xúc văn hoá và tiếp biến văn hoá ở khu vực Đông Á, tạo nên sự đa dạng văn hoá. Từ đối tượng nghiên cứu cụ thể là gốm Chu Đậu, luận án có đóng góp nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật về biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá.
2.2. Về phương diện thực tiễn
Về mặt mặt thực tiễn, nghiên cứu gốm Chu Đậu dưới góc nhìn Văn hóa học có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần của di sản gốm Việt Nam. Đồng thời là nguồn tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu di sản gốm trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. Các ứng dụng/khả năng ứng dụng trong thực tiễn hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Đề tài có thể có thể gợi mở những cách thức, mô hình bảo tồn, phát huy gìn giữ các giá trị truyền thống của gốm Chu Đậu trong bối cảnh hội nhập thế giới, nhất là theo hướng gắn với công nghiệp văn hoá, công nghiệp sáng tạo theo định hướng phát triển đô thị bền vững.
Đồng thời, những vấn đề tiềm ẩn trong sản phẩm gốm Chu Đậu cổ tại thị trường Đông Nam Á hải đảo xa xưa qua ký hiệu học văn hoá vẫn đang chờ được khám phá mà có thể dựa vào dữ liệu dân tộc học còn sót lại được thu thập trong các cộng đồng địa phương ở Đông Nam Á ngày nay.
Hãy là người bình luận đầu tiên