Tên luận án: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số: 9.22.90.02
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mai Lâm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Mai Ước và TS. Nguyễn Anh Quốc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1. Tóm tắt nội dung luận án
Đối với Thành phố Hồ Chí Minh – một trong hai trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn nhất của cả nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực. Những thành tựu đó không chỉ đã đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, mà còn “đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi diện mạo đất nước và thành phố sau 35 năm đổi mới hội nhập và phát triển” (Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 76). Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, GRDP tăng bình quân đạt 8,3%/năm, quy mô GRDP của Thành phố năm 2020 ước chiếm 22,2% GDP kinh tế cả nước và 27% tổng thu ngân sách cả nước (Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr.73). Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường đầu tư ngân sách phục vụ giáo dục và đào tạo, cũng như thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo đã góp phần quan trọng hàng đầu, không chỉ để đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, mà còn “đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thay đổi diện mạo đất nước và thành phố sau 35 năm đổi mới hội nhập và phát triển” (Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 76). Tuy nhiên, những thành quả trong lĩnh vực tăng trưởng kinh tế với thành những thành quả trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chưa tương xứng chưa đủ mức độ để tác động có hiệu quả đến con người, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, như: Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn thiếu tính bền vững, tăng trưởng kinh tế chưa tạo điều kiện để xã hội hóa giáo dục và đào tạo; giáo dục và đào tạo đến tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh: trình độ chuyên môn của người lao động; giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển khoa học - công nghệ; giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển nền văn hóa, đảm bảo công bằng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những hạn chế, bất cập do nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan nên chưa huy động hết mọi tiềm năng vốn có của Thành phố Hồ Chí Minh để Thành phố văn minh, hiện đại. Do đó, trên cơ sở lý luận chung về mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xuất phát mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh; căn cứ từ thực trạng mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, tác giả luận án đã đề ra những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là: 1) Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh phải hướng đến phát triển con người; 2) Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh; 3) Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên cơ khai thác tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả luận án đã đề xuất các giải pháp chủ yếu để thực hiện những phương hướng có tính chất định hướng đó như sau: Một là, nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh; Hai là, Hoàn thiện cơ chế, chính sách nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh; Ba là, thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh một cách đồng bộ, hài hòa trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; và bốn là, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy, đội ngũ cán bộ gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp trên sẽ là đòn bẩy nhằm nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
2. Những kết quả mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Thứ hai, luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3. Khả năng ứng dụng của luận án
Những phương hướng cơ bản có tính định hướng và các giải pháp chủ yếu mà tác giả luận án đề xuất có thể góp phần giúp cho Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà kinh tế, các nhà đầu tư tham khảo trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách và các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả giữa tăng trưởng kinh tế với giáo dục đào trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực Triết học, Chính trị học, Kinh tế học, Xã hội học… và cho các nhà nghiên cứu quan tâm đến giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, cũng như đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay nói riêng.
Hãy là người bình luận đầu tiên